| Hotline: 0983.970.780

Hồng sấy gió Đà Lạt 500.000 đồng/kg vẫn không đủ bán cho du khách

Thứ Tư 26/10/2022 , 13:53 (GMT+7)

Hồng sấy gió Đà Lạt có giá bán lên đến 500.000 đồng/kg nhưng chủ cơ sở sản xuất vẫn không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu du khách.

Từ đầu tháng 10, cơ sở sản xuất hồng Lễ Vân của gia đình chị Nguyễn Thị Lan Anh tại số 45 (đường Khe Sanh, phường 10, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) tiến hành thu hoạch hồng và chế biến theo phương thức sấy gió.   

Từ đầu tháng 10, cơ sở sản xuất hồng Lễ Vân của gia đình chị Nguyễn Thị Lan Anh tại số 45 (đường Khe Sanh, phường 10, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) tiến hành thu hoạch hồng và chế biến theo phương thức sấy gió.   

Theo chủ cơ sở, ở Đà Lạt có nhiều loại hồng khác nhau và để sản phẩm sấy gió được thơm ngon thì người dân thường chọn hồng vuông đồng, hồng trứng lửa hoặc hồng tám hải để làm nguyên liệu. 

Theo chủ cơ sở, ở Đà Lạt có nhiều loại hồng khác nhau và để sản phẩm sấy gió được thơm ngon thì người dân thường chọn hồng vuông đồng, hồng trứng lửa hoặc hồng tám hải để làm nguyên liệu. 

Việc sản xuất hồng sấy gió cần sự tỉ mỉ từ khâu thu hoạch đến sơ chế, chế biến. Thông thường chủ vườn sẽ chọn những quả to, đẹp, đủ độ đường để thu hoạch.

Việc sản xuất hồng sấy gió cần sự tỉ mỉ từ khâu thu hoạch đến sơ chế, chế biến. Thông thường chủ vườn sẽ chọn những quả to, đẹp, đủ độ đường để thu hoạch.

'Việc thu hoạch cũng phải đảm bảo quả không bị trầy xước, không bị bầm dập. Sau khi vệ sinh sạch sẽ thì tiến hành gọt vỏ, khử trùng và tiếp đến là tổ chức treo lên giàn để sấy', chị Nguyễn Thị Lan Anh chia sẻ.

"Việc thu hoạch cũng phải đảm bảo quả không bị trầy xước, không bị bầm dập. Sau khi vệ sinh sạch sẽ thì tiến hành gọt vỏ, khử trùng và tiếp đến là tổ chức treo lên giàn để sấy", chị Nguyễn Thị Lan Anh chia sẻ.

Công nhân treo hồng vào khu vực khử trùng trước khi chuyển qua nhà sấy gió.

Công nhân treo hồng vào khu vực khử trùng trước khi chuyển qua nhà sấy gió.

Theo chủ cơ sở hồng sấy gió, hiện nay người dân ở Đà Lạt thực hiện chế biến hồng theo nhiều phương pháp khác nhau như sấy gió, sấy nhiệt hoặc sấy than hoa. Mỗi phương pháp, mỗi gia đình đều có bí quyết riêng để tạo ra sản phẩm đặc trưng.  

Theo chủ cơ sở hồng sấy gió, hiện nay người dân ở Đà Lạt thực hiện chế biến hồng theo nhiều phương pháp khác nhau như sấy gió, sấy nhiệt hoặc sấy than hoa. Mỗi phương pháp, mỗi gia đình đều có bí quyết riêng để tạo ra sản phẩm đặc trưng.  

Bà Đặng Thị Thu Vân, cơ sở sản xuất hồng Lễ Vân cho biết, hiện nay ngoài số hồng thu hoạch từ khu vườn 0,7ha, mỗi tháng gia đình thu mua khoảng 20 tấn quả từ các hộ dân trong vùng để phục vụ chế biến.   

Bà Đặng Thị Thu Vân, cơ sở sản xuất hồng Lễ Vân cho biết, hiện nay ngoài số hồng thu hoạch từ khu vườn 0,7ha, mỗi tháng gia đình thu mua khoảng 20 tấn quả từ các hộ dân trong vùng để phục vụ chế biến.   

'Hồng sấy gió mang lại giá trị kinh tế rất cao nhưng rủi ro cũng không phải ít. Có thời điểm hồng vừa treo lên đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão khiến trái bị xì mật, rụng hoặc bị lên men nên phải đổ bỏ. Vào những ngày mưa gió, tỷ lệ hư hại có khi lên đến 80%', bà Đặng Thị Thu Vân cho biết.

"Hồng sấy gió mang lại giá trị kinh tế rất cao nhưng rủi ro cũng không phải ít. Có thời điểm hồng vừa treo lên đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão khiến trái bị xì mật, rụng hoặc bị lên men nên phải đổ bỏ. Vào những ngày mưa gió, tỷ lệ hư hại có khi lên đến 80%", bà Đặng Thị Thu Vân cho biết.

Theo quy trình, hồng sau khi treo lên giàn sẽ được sấy bằng gió theo công nghệ Nhật Bản trong vòng 20 ngày với nhiệt độ khoảng từ 20 đến 25 độ C.

Theo quy trình, hồng sau khi treo lên giàn sẽ được sấy bằng gió theo công nghệ Nhật Bản trong vòng 20 ngày với nhiệt độ khoảng từ 20 đến 25 độ C.

'Sau 20 ngày, nước trong quả hồng được loại bỏ gần hết để đạt độ giẻo, vị ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Sản phẩm này sau đó sẽ được phân loại, đóng gói và rút chân không rồi cung ứng ra thị trường', chị Nguyễn Thị Lan Anh thổ lộ.   

"Sau 20 ngày, nước trong quả hồng được loại bỏ gần hết để đạt độ giẻo, vị ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Sản phẩm này sau đó sẽ được phân loại, đóng gói và rút chân không rồi cung ứng ra thị trường", chị Nguyễn Thị Lan Anh thổ lộ.   

Hiện nay, cùng với việc sản xuất sản phẩm hồng sấy gió, gia đình chị Nguyễn Thị Lan Anh cũng mở cửa cho du khách tham quan, chụp hình lưu niệm và dùng thử sản phẩm.

Hiện nay, cùng với việc sản xuất sản phẩm hồng sấy gió, gia đình chị Nguyễn Thị Lan Anh cũng mở cửa cho du khách tham quan, chụp hình lưu niệm và dùng thử sản phẩm.

Chị Lê Thị Thu Thủy, du khách đến từ TP Hà Nội cho hay, chị dùng thử sản phẩm hồng sấy gió của Đà Lạt từ nhiều năm trước nhưng đây là lần đầu tiên được trải nghiệm vườn hồng và tham quan quy trình chế biến. Chị thổ lộ: 'Hồng sấy gió Đà Lạt rất đặc biệt. Sản phẩm giẻo, thơm và rất ngon nên tôi sẽ mua một ít mang về Hà Nội làm quà'. 

Chị Lê Thị Thu Thủy, du khách đến từ TP Hà Nội cho hay, chị dùng thử sản phẩm hồng sấy gió của Đà Lạt từ nhiều năm trước nhưng đây là lần đầu tiên được trải nghiệm vườn hồng và tham quan quy trình chế biến. Chị thổ lộ: "Hồng sấy gió Đà Lạt rất đặc biệt. Sản phẩm giẻo, thơm và rất ngon nên tôi sẽ mua một ít mang về Hà Nội làm quà". 

Hiện nay, chủ cơ sở hồng sấy gió Lễ Vân cung ứng ra thị trường hàng trăm kg hồng sấy gió mỗi tháng. 'Mỗi kg sản phẩm có giá lên đến 500.000 đồng nhưng chúng tôi vẫn không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng', chủ cơ sở chia sẻ. 

Hiện nay, chủ cơ sở hồng sấy gió Lễ Vân cung ứng ra thị trường hàng trăm kg hồng sấy gió mỗi tháng. "Mỗi kg sản phẩm có giá lên đến 500.000 đồng nhưng chúng tôi vẫn không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu khách hàng", chủ cơ sở chia sẻ. 

Đọc sách cùng con thu hút hơn 1.300 học sinh, giáo viên

Đọc sách cùng con thu hút hơn 1.300 học sinh, giáo viên

Ảnh 13:21

HÀ TĨNH Hàng trăm phụ huynh đã cùng đọc sách với hơn 1.300 học sinh, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du trong Lễ phát động Ngày sách và Văn hoá đọc lần thứ 3 năm 2024.

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Ảnh 14:13

Đây là hoạt động ý nghĩa của Quảng Trị Marathon 2024 để bày tỏ lòng biết ơn các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Ảnh 23:40

Biển Cửa Việt nằm ở vị trí thuận tiện, giao thông đi lại thuận lợi, cách thành phố Đông Hà khoảng 15km về phía đông, thuộc địa phận Gio Việt, huyện Gio Linh.

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Ảnh 14:49

Quảng Trị Marathon 2024 đưa các vận động viên men theo dòng sông Thạch Hãn và qua các địa danh lịch sử hào hùng của đất lửa Quảng Trị.

6 ngôi nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng'

6 ngôi nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng'

Ảnh 14:26

Trong đêm, sáu nhà dân ở phường Vạn An, TP Bắc Ninh bị sạt lở xuống sông Cầu, nhà chức trách đã di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Độc đáo bánh trứng kiến vùng cao

Độc đáo bánh trứng kiến vùng cao

Ảnh 11:00

Tháng 4, mùa kiến nở rộ đẻ trứng cũng là dịp người dân ở Tuyên Quang đi thu hoạch trứng về làm bánh trứng kiến, món ăn thơm ngon, độc đáo của người vùng cao.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm