| Hotline: 0983.970.780

Họp HĐND tỉnh Hà Tĩnh: Nóng bỏng vật liệu xây dựng và lấn chiếm đất rừng

Thứ Tư 17/07/2019 , 08:38 (GMT+7)

Trong phiên chất vấn kỳ họp thứ 10 – HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII vào ngày 16/7, 2 vấn đề nóng bỏng nhất được đại biểu đem ra “mổ xẻ” là tình trạng mất cân đối cung – cầu vật liệu xây dựng (VLXD) và lấn chiếm đất rừng ở huyện Kỳ Anh.

Mỏ được cấp phép chỉ đáp ứng 3,5% nhu cầu

Ông Hồ Huy Thành, Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh cho biết, tính đến tháng 6/2019, toàn tỉnh cấp phép được 13 mỏ đất san lấp với diện tích 116ha, tổng công suất 1,3 triệu tấn/năm; cấp 10 mỏ cát, diện tích 27ha với tổng công suất 103 ngàn m3/năm.

Theo quy hoạch mỏ VLXD trên địa bàn, dự báo năm 2020 toàn tỉnh cần khoảng 3 triệu m3 cát/năm và 4 triệu m3 đất san lấp/năm. Như vậy việc cấp phép thời gian qua đối với cát xây dựng mới chỉ đáp ứng được 3,5%; đất san lấp đáp ứng được 32% nhu cầu thực tế trên địa bàn. Việc thiếu hụt nguồn cung buộc người dân phải sử dụng nguồn VLXD từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình.

Đại biểu (ĐB) Nguyễn Trọng Nhiệu phân tích, thời gian vừa qua việc cấp phép khai thác đất, cát không đảm bảo yêu cầu, quy hoạch không được sự đồng ý của dân, đấu giá không ai mua dẫn đến thiếu đất cát nghiêm trọng, giá cả tăng vọt. Nhiều công trình dự án phải dừng xây dựng, nguồn cát phải dựa vào Quảng Bình, Nghệ An và vô lý nhất là dựa vào cát “lậu”. Vậy lỗi này do sự điều hành của UBND tỉnh hay do tham mưu của Sở TN-MT?

15-59-27_nh1
ĐB Nguyễn Trọng Nhiệu phản ứng trước trả lời chất vấn vòng vo, không đi vào trọng tâm của tư lệnh ngành TN-MT.

Ông Hồ Huy Thành thừa nhận, có việc tính toán trữ lượng mỏ thiếu chính xác nên xảy ra tình trạng thừa - thiếu VLXD. Ngoài ra, sự thay đổi quy hoạch KT-XH thời gian qua; ảnh hưởng của các công trình xây dựng mới và cơ quan chức năng siết chặt hoạt động khai thác của mỏ đất, cát “lậu” cũng là một trong những tác nhân gây nên hệ lụy nguồn cung giảm (!).

Sau phần biện giải không đúng trọng tâm của ông Thành, ĐB Nhiệu phản ứng: “Tôi nêu câu hỏi rất rõ nhưng trả lời như Giám đốc Sở TN-MT thì chất lượng phiên chất vấn không có và cũng không thể thỏa mãn được vấn đề cử tri quan tâm”. Ngay lập tức Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn tiếp lời: “Chúng ta phải thừa nhận đã buông lỏng quản lý, có tình trạng quy hoạch mỏ không phù hợp. Nơi cấp mỏ thì không khai thác mà đi khai thác lậu. Đến khi công an “chặn” nguồn cát lậu thì thiếu cát, giá tăng đột biến ngay”.

Ông Sơn yêu cầu Sở TN-MT phải tham mưu UBND tỉnh Hà Tĩnh điều chỉnh quy hoạch, quản lý thực trạng trên, còn như hiện nay, xây một căn nhà mà cát đội giá lên hai ba lần, như thế chỉ làm tội dân.

Đối với tình trạng mỏ VLXD gây ô nhiễm môi trường, nếu Sở TN-MT chỉ “khoanh” con số vi phạm lại mà không xử lý, thậm chí đóng cửa mỏ tức là đang chấp nhận vi phạm về môi trường.

“Báo chí, người dân phản ánh thì cơ quan quản lý nhà nước ghi nhận và phải xử lý, còn chấp nhận doanh nghiệp vi phạm pháp luật như thế thì không cần trả lời nữa”, ông Lê Đình Sơn phê bình tư lệnh ngành TN-MT khi không giải đáp được chất vấn của ĐB Nguyễn Thị Nhi.

Theo tìm hiểu của NNVN, thời gian vừa qua, tình trạng khan hiếm VLXD, đặc biệt là cát đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng các công trình nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh. Đơn cử là các công trình trường học và đường giao thông ở xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên.

Ông Nguyễn Đình Long, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Thành nói: “Ngoài việc đội giá lên 20% so với dự toán ban đầu, nhiều địa phương cũng không tìm được nguồn cát mà mua, ảnh hưởng lớn đến tiến độ xây dựng NTM nâng cao của xã”.

Theo ông Long, từ đầu năm 2019 giá VLXD bắt đầu tăng nhưng đến khoảng tháng 4 – 5/2019 giá cát tăng kỷ lục, có thời điểm từ 240.000 – 260.000đ/m3 lên 500.000 – 540.000đ/m3 tại chân công trình, nhưng bình quân chung tăng lên trên dưới 460.000/m3. Nếu tính toán căn ke, giá VLXD bà con dự toán từ đầu năm cho 1km đường bê tông dày 15cm hết khoảng 54,9 triệu đồng thì thời điểm giá cát, đá tăng cao, dự toán đội lên đến 79,2 triệu đồng/km.

15-59-27_nh2
Tiến độ xây dựng trường Tiểu học Cẩm Thành “dẫm chân tại chỗ” do giá VLXD tăng quá cao.

Được biết, năm 2019 xã Cẩm Thành đặt mục tiêu mở rộng 12km đường bê tông của 9 thôn. Tuy nhiên, đến thời điểm này toàn xã mới làm được chưa đầy 1km ở thôn Trung Nam.
 

Lấn chiếm hơn 200ha đất rừng

Báo cáo trước HĐND tỉnh, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh thông tin, hiện nay vấn đề lấn chiếm đất rừng của người dân cũng đang rất căng thẳng. Cụ thể, tháng 3/2019 người dân thôn Lạc Thanh, Lạc Vĩnh, Lạc Trung - xã Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh) lấn chiếm 229ha đất tại TK 402, 403, thuộc quản lý của Cty Cao su Hà Tĩnh mặc dù đã có quyết định cưỡng chế từ rất lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể thực thi. “Đúng là chúng ta xử lý tình trạng lấn chiếm chưa quyết liệt, hiệu quả”, ông Việt nhấn mạnh.

Hiện nay, cử tri các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh đặc biệt quan tâm đến thất bại của dự án chăn nuôi bò Bình Hà. Trong khi người dân không có đất sản xuất, thiếu việc làm thì hàng trăm ha đất giao cho Cty này đang nằm “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Vì vậy, cử tri đề nghị HĐND tỉnh xem xét thu hồi dự án nếu doanh nghiệp không tái cơ cấu hiệu quả, giao lại đất cho dân sản xuất.

Giải đáp kiến nghị trên, ông Nguyễn Văn Việt nói: “Đối với diện tích hơn 1.800ha ở huyện Kỳ Anh và 307ha ở Cẩm Xuyên, UBND tỉnh đang giao cho Sở NN-PTNT phối hợp các cơ quan chức năng, địa phương rà soát, thu hồi chuyển về cho các địa phương giao lại cho dân sản xuất”.

15-59-27_nh3
Thực trạng người dân lấn chiếm hàng trăm ha đất tại huyện Kỳ Anh dù đã có lệnh cưỡng chế vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Đối với diện tích 820ha đã giao cho Cty Bình Hà, UBND tỉnh yêu cầu Cty này sau khi có người đại diện pháp luật thì tiếp tục xây dựng đề án tái cơ cấu trình tỉnh phê duyệt. Còn hiện tại, doanh nghiệp gần như đang bỏ hoang đất, một số ít diện tích đưa vào trồng chuối để trang trải chi phí bảo vệ.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất