| Hotline: 0983.970.780

Hủ tục cắt 'phần kín' khiến phụ nữ đau đớn ở châu Phi

Thứ Hai 08/10/2018 , 13:50 (GMT+7)

Khoảng 200 triệu phụ nữ và bé gái trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi, đang phải sống chung với nhiều hậu quả sau khi thực hiện hủ tục cắt âm đạo.

11-13-45_1
Việc cắt âm đạo ở các nước châu Phi thường được thực hiện bằng lưỡi dao lam. (Ảnh: Reuters)

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cắt âm đạo (FGM) là hành động cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới nhằm mục đích phi y tế. Theo đó, FGM cũng được chia thành 4 loại tùy vào việc can thiệp ít hay nhiều bộ phận sinh dục.

Có nhiều mục đích và cách giải thích khác nhau về hủ tục này. Ở một số quốc gia, người dân tin rằng FGM giúp hạn chế ham muốn tình dục của phụ nữ, do đó giúp họ trinh trắng lâu nhất có thể trước khi kết hôn. Trong nhiều xã hội, FGM có mối liên quan trực tiếp tới niềm tin về sự trinh tiết trước hôn nhân và lòng chung thủy. Việc thực hiện FGM được họ xem là một thủ tục cần thiết để nuôi dạy và chuẩn bị cho một bé gái trở thành phụ nữ và bước vào đời sống hôn nhân.

FGM cũng là điều kiện tiên quyết ở những nơi mà phụ nữ phụ thuộc tài chính vào người chồng. Ngoài ra, việc cắt bỏ âm đạo còn được xem là một cách thức làm đẹp.

FGM bị xem là hành động vi phạm nhân quyền của phụ nữ và các bé gái. Năm 2012, đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu đồng thuận nhất trí nỗ lực loại bỏ hủ tục cắt âm đạo trên toàn thế giới.

“Nó phản ánh sự bất bình đẳng giới sâu sắc và tạo ra một hình thức phân biệt đối xử cực đoan với phụ nữ”. WHO cho hay. “Nó gần như luôn được thực hiện trên các bé gái nhỏ tuổi và là sự vi phạm quyền trẻ em. Hủ tục này cũng vi phạm nhân quyền về sức khỏe, an toàn và toàn vẹn thể chất, quyền được tránh tra tấn và đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo và hạ nhục, quyền được sống khi hủ tục này dẫn đến cái chết”.

Rất khó để thống kê chính xác số phụ nữ và bé gái là nạn nhân của FGM do việc thu thập số liệu không dễ dàng. Năm 2016, Quỹ Nhi đồng LHQ ước tính có khoảng 200 triệu phụ nữ và bé gái tại 30 quốc gia, gồm 27 quốc gia châu Phi, là nạn nhân của hủ tục này. Tại Somalia, tỷ lệ bé gái bị cắt âm đạo lên tới 98%, tại Guinea là 96% và tại Ai Cập là 91%.

Ở một số nước như Ai Cập, hầu hết việc cắt âm đạo được thực hiện bởi các chuyên gia y tế được đào tạo nhằm giảm thiểu nguy cơ lấy nhiễm, đau đớn và chảy máu. Tuy nhiên, ở Somalia, hầu hết các bé gái đều trải qua hình thức FGM cao nhất từ 5-9 tuổi, do những người không có chuyên môn thực hiện bằng dao, lưỡi lam hoặc mảnh thủy tinh vỡ. Trong đó bộ phận sinh dục ngoài bị cắt bỏ hoặc thay đổi vị trí và cửa mình bị khâu lại, chỉ chừa một lỗ nhỏ làm đường thoát cho kinh nguyệt.

Số lượng bé gái bị cắt âm đạo hiện nay đã giảm dần khi LHQ cho hay 8.000 cộng đồng ở châu Phi đồng ý loại bỏ hủ tục truyền thống này. Lãnh đạo của các cộng đồng ủng hộ việc nâng cao nhận thức về nhân quyền và sức khỏe giới tính sau khi trao đổi cùng các chuyên gia quốc tế và được đề nghị áp dụng các nghi lễ khác thay thế. Họ cũng nhất trí rằng vị thế xã hội và hôn nhân của các bé gái sẽ không bị ảnh hưởng nếu các gia đình tự ý thực hiện FGM.

11-13-45_2
Việc cắt âm đạo ở các nước châu Phi thường được thực hiện bằng lưỡi dao lam. (Ảnh: Barcroft Media)

Ngoài sự đau đớn về thể chất và tâm lý trong quá trình cắt bỏ âm đạo, hủ tục FGM còn gây ra nhiều hậu quả sức khỏe về lâu dài, thậm chí gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu và u nang không phải là chuyện hiếm gặp. Các nguy cơ về sức khỏe càng gia tăng khi nạn nhân sinh nở, trong một số trường hợp thậm chí có thể khiến thai nhi tử vong. Do đó, những trường hợp khâu hoặc thu hẹp cửa mình cần được trở lại tình trạng bình thường mới có thể quan hệ tình dục và sinh nở.

Hồi tháng 7, một bé gái 10 tuổi ở Somalia đã thiệt mạng sau khi bị mẹ ép cắt bỏ âm đạo cùng 3 chị em gái. Cô bé qua đời tại bệnh viện sau hai ngày do xuất huyết quá nhiều. Giới chức tư pháp Somalia đã mở cuộc điều tra và truy tố đầu tiên ở nước này liên quan đến FGM.

  • Tags:
Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.