| Hotline: 0983.970.780

Huyện A Lưới thoát nghèo

Thứ Sáu 06/09/2024 , 14:12 (GMT+7)

THỪA THIÊN - HUẾ A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025, đồng thời là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo.

Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024. Ảnh: CĐ.

Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024. Ảnh: CĐ.

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.

A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025, đồng thời là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Một góc huyện A Lưới. Ảnh: CĐ.

Một góc huyện A Lưới. Ảnh: CĐ.

Thời gian qua, A Lưới đã tập trung mọi nguồn lực từ Trung ương đến địa phương và huy động nhiều nguồn lực khác để đầu tư, triển khai hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn với mục tiêu lựa chọn hỗ trợ đầu tư các dự án “trọng tâm, trọng điểm” phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Từ một huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 49,98% vào cuối năm 2021, đã giảm xuống còn 24,3% vào cuối năm 2023 và dự kiến giảm còn 14,34% vào cuối năm 2024.

Làng văn hoá các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Ảnh: CĐ.

Làng văn hoá các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Ảnh: CĐ.

Đồng thời, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rõ rệt, đường giao thông liên xã được đầu tư, các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng. 

Thu nhập của người dân được nâng lên rõ rệt. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2021 là 27,5 triệu/người/năm, đến cuối năm 2023 được nâng lên 35,22 triệu/người/năm, tăng 7,2 triệu đồng/người/năm. Dự kiến đến cuối năm 2024 là trên 40 triệu đồng/người/năm và đến năm 2025 đạt trên 45 triệu đồng/người/năm.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, A Lưới được công nhận thoát nghèo là một mốc son đáng tự hào trong hành trình phát triển của huyện và cũng là niềm vui chung của toàn tỉnh. Đây không chỉ là thành quả của những nỗ lực không ngừng của chính quyền và người dân huyện A Lưới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cần nghèo, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con dân tộc thiểu số.

Để kinh tế - xã hội và đời sống của bà con ngày được nâng cao, huyện A Lưới thoát nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện cần phải tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, tiếp tục xây dựng và phát triển địa phương với chất lượng cao hơn, bền vững hơn.

Bám sát định hướng phát triển của tỉnh, tổ chức thực hiện thật tốt các chương trình, đề án đề ra, khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Cần duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đưa huyện A Lưới ngày càng phát triển góp phần xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Trước đó, vào sáng cùng ngày, UBND huyện A Lưới tổ chức lễ khánh thành Làng văn hoá các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Làng văn hóa được xây dựng tại khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng, có quy mô diện tích 5 ha và tổng kinh phí đầu tư gần 20,8 tỷ đồng.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bến Tre phát động công trình 'Hàng cây nông dân'

Bến Tre Tại xã Ngãi Đăng, các đại biểu thực hiện trồng 700 cây me chua tại địa điểm phát động chương trình 'Hàng cây nông dân'.

Cao Bằng dồn lực hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP

Năm 2024, tỉnh Cao Bằng huy động 5,4 tỷ đồng thực hiện Chương trình OCOP, ngoài ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp, tỉnh cũng dành hơn 700 triệu đồng ngân sách địa phương.