| Hotline: 0983.970.780

Huyện Mỹ Tú phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị bền vững

Thứ Năm 22/12/2022 , 15:34 (GMT+7)

Sóc Trăng Huyện Mỹ Tú thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Huyện Mỹ Tú thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững, chú trọng thay đổi tư duy 'Sản xuất nông nghiệp' sang tư duy 'Kinh tế nông nghiệp'. Ảnh: TL.

Huyện Mỹ Tú thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững, chú trọng thay đổi tư duy “Sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “Kinh tế nông nghiệp”. Ảnh: TL.

Phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mỹ Tú là huyện thuần nông nằm ở phía Tây sông Hậu, nguồn lực của huyện còn nhiều hạn chế, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Nhưng với sự quyết tâm chính trị rất cao, sự nỗ lực của các cấp, các ngành; nhất là vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành của Chính quyền từ huyện đến cơ sở trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, ngành nông nghiệp huyện Mỹ Tú đã có bước sắp xếp lại cơ cấu sản xuất khá tốt, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, tạo ra sản phẩm có giá trị ngày càng cao, từng bước đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Thứ, Bí thư Huyện ủy Mỹ Tú (Sóc Trăng) khẳng định: Huyện Mỹ Tú sẽ thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 theo hướng phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững, chú trọng thay đổi tư duy “Sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “Kinh tế nông nghiệp”. Trong đó, xây dựng cánh đồng lớn theo chuỗi giá trị bền vững, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tối ưu đem lại giá trị sản xuất tối đa trên 1 ha đất nông nghiệp. Đồng thời ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn và sản xuất hữu cơ.

Huyện Mỹ Tú chú trọng ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn và sản xuất hữu cơ. Ảnh: TL.

Huyện Mỹ Tú chú trọng ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn và sản xuất hữu cơ. Ảnh: TL.

Đồng thời, có sự đồng thuận của nhân dân, người dân đã có nhiều nỗ lực để vượt qua khó khăn khôi phục kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Hầu hết các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội của 2 năm (2021 và 2022) đều đạt và vượt so kế hoạch đề ra.

Sau 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, diện tích gieo trồng lúa giữ ổn định từ 54.722 ha đến 55.560 ha, sản lượng lượng thực từ 350.000 – 370.000 tấn/năm. Trong đó, lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm tỷ trọng từ 88,60% năm 2021 lên 91,3% năm 2022, gồm giống chủ lực như Đài thơm 8, RVT, ST24, ST25, OM 4900... được nhân rộng cho nông dân.

Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định và số lượng có tăng nhẹ so cùng kỳ, dịch bệnh tuy có xảy ra nhưng đã được khống chế kịp thời. Tổng đàn gia súc toàn huyện là 27.517 con, tăng hơn 53% so năm 2020. Trong đó, đàn bò hơn 7.000 con, đàn heo 20.415 con và đàn gia cầm 735.400 con.

Diện tích thả nuôi thuỷ sản hơn 3.800 ha, sản lượng 12.520 tấn. Trong đó, chủ yếu nuôi cá các loại hơn 3.700 ha. Ngoài ra, nông dân còn tận dụng mùa nước nổi khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, góp phần tăng thu nhập.

Mô hình nuôi dê tại huyện Mỹ Tú. Ảnh: TL.

Mô hình nuôi dê tại huyện Mỹ Tú. Ảnh: TL.

Ông Thứ cho biết, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã đạt nhiều kết quả bước đầu khá phấn khởi. Diện tích lúa chuyển dần theo hướng sản xuất 2 vụ đông xuân và hè thu, từng bước giảm và xoá bỏ lúa thu đông kém hiệu quả và thay thế vào đó là nuôi thuỷ sản theo hình thức đăng quầng, quản lý nguồn cá đồng.

Trong 2 năm qua, huyện Mỹ Tú đã thực hiện chuyển đổi 253 ha lúa đông xuân muộn (hay còn gọi là vụ xuân hè) sang trồng màu các loại (chủ yếu là dưa hấu) trên địa bàn xã Phú Mỹ, Thuận Hưng. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất 1 vụ sen – 1 vụ lúa khoảng 120 ha ở xã Mỹ Phước, Long Hưng. Chuyển 255 ha lúa thu đông kém hiệu quả ở các xã vùng trũng xã Mỹ Phước, Mỹ Tú và Long Hưng sang nuôi cá đăng quầng vừa bảo quản cá đồng, vừa thả bổ sung một số loại thuỷ sản thích hợp để tăng thu nhập và nhằm mục đích từng bước bỏ lúa vụ 3 ở khu vực này.

Ngoài ra, huyện Mỹ Tú đã chuyển đổi 120 ha luân canh 1 vụ sen – 1 vụ lúa đông xuân và tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đã xây dựng và thực hiện mô hình sản xuất lúa theo kỹ thuật 1 phải 5 giảm cho 250 ha vụ đông xuân 2022 – 2023. Đồng thời, thực hiện vận động nhân dân chú trọng đầu tư cải tạo, nâng chất được 531 ha cây ăn trái với các loại cây trồng chủ lực như cam, quýt, bưởi...

Ông Nguyễn Thanh Điền, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Mỹ Tú tham quan mô hình trồng khóm trên địa bàn huyện. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Thanh Điền, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Mỹ Tú tham quan mô hình trồng khóm trên địa bàn huyện. Ảnh: Trọng Linh.

Phát triển hạ tầng sản xuất nông nghiệp

Ông Nguyễn Thanh Điền, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Mỹ Tú cho biết: Bên cạnh đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì công tác đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn dặc biệt được chú trọng. Trong năm 2022, huyện Mỹ Tú đã bố trí hơn 16,5 tỷ đồng vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi. Qua đó đã hoàn thành và đưa vào phục vụ sản xuất 20 công trình thủy lợi và 9 công trình sửa chữa cống trạm bơm với khối lượng nạo vét 441.035 m3 phục vụ khá tốt tưới tiêu cho sản xuất.

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai thực hiện và ngày càng đi vào chiều sâu. Quan tâm thực hiện các tiêu chí chưa đạt, tập trung nâng chất các tiêu chí đã đạt hoặc còn hạn chế, từ đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Đến cuối năm 2022, xã Thuận Hưng đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số có 6/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 2 xã còn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên. Với những kết quả thực hiện nêu trên, giá trị thu nhập trên một đơn vị đất nông nghiệp của huyện tăng từ 142 triệu đồng/ha năm 2020 lên hơn 150 triệu đồng/ha năm 2022.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lý mà đời sống người dân huyện Mỹ Tú nâng lên rõ rệt. Ảnh: TL. 

Nhờ chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lý mà đời sống người dân huyện Mỹ Tú nâng lên rõ rệt. Ảnh: TL. 

Tranh thủ sự hỗ trợ và triển khai thực hiện có hiệu quả dự án lúa đặc sản (OCOP) của tỉnh gắn với tập trung ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác như: “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” nhằm giảm chi phí đầu vào. Chủ động phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt công tác dự báo tình hình sâu, bệnh và khuyến cáo biện pháp để nông dân phòng trị kịp thời.

Theo ông Điền, trong những năm tới huyện Mỹ Tú sẽ tập trung xây dựng, triển khai thực hiện các mô hình sản xuất tiên tiến đáp ứng xu hướng biến chuyển tiêu dùng của xã hội như mô hình sản xuất lúa đặc sản; mô hình lúa hữu cơ, nông nghiệp xanh giảm sử dụng thuốc hoá học nhằm bảo vệ môi trường và đa dạng hoá sinh học trên đồng ruộng. Đồng thời, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, xúc tiến kêu gọi hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với nông dân trong sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất lúa đặc sản, lúa chất lượng cao.

“Đối với diện tích cây ăn trái, sẽ khảo sát hiện trạng vườn cây ăn trái, xác định lại vùng trồng; khuyến cáo nông dân cải tạo nâng chất vườn cây ăn trái hiện có theo hướng hữu cơ, sinh học; phát triển một số loại cây ăn trái phục vụ xuất khẩu gồm: vú sữa tím, cam, bưởi, dừa, sầu riêng. Tranh thủ sự đầu tư của Dự án cây ăn trái tỉnh giai đoạn 2022 – 2025”, ông Điền cho biết thêm.

Hiện nay, huyện Mỹ Tú không ngừng tập trung khai thác sử dụng có hiệu quả các công trình thuỷ lợi, rà soát các trạm bơm để có kế hoạch sửa chữa kịp thời, đề nghị các địa phương vận hành tốt các trạm bơm đã đầu tư. Triển khai các công trình nạo vét kênh thủy lợi năm 2023 để trữ nước ngọt, ưu tiên khép kín vùng và đầu tư trạm bơm điện phục vụ sản xuất trong điều kiện thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp. Theo dõi chặt chẽ tình hình hạn mặn xâm nhập mùa khô, phục vụ tốt cho vụ sản xuất đông xuân 2022-2023, nâng cao khả năng chống chịu hệ thống công trình phòng, chống thiên tai.

Ông Nguyễn Văn Thứ, Bí thư Huyện ủy Mỹ Tú, cho biết: Huyện Mỹ Tú định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp phải theo hướng tăng trưởng xanh, tập trung, bền vững, bảo vệ tài nguyên đất, nước và môi trường sinh thái. Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Đẩy mạnh thực hiện phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững theo mục tiêu 'Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính. 

Ông Nguyễn Văn Thứ, Bí thư Huyện ủy Mỹ Tú, cho biết: Huyện Mỹ Tú định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp phải theo hướng tăng trưởng xanh, tập trung, bền vững, bảo vệ tài nguyên đất, nước và môi trường sinh thái. Ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Đẩy mạnh thực hiện phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững theo mục tiêu “Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải nhà kính. 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm