| Hotline: 0983.970.780

Hy vọng tết của thủ phủ mai cảnh miền Trung đã bị 3 trận lũ nhấn chìm!

Thứ Ba 05/12/2017 , 13:05 (GMT+7)

Xã Nhơn An (TX An Nhơn, Bình Định), nơi được mệnh danh thủ phủ mai cảnh của miền Trung với khoảng vài triệu cây mai, trong hơn 1 tháng qua đã 3 lần bị nhấn chìm trong lũ...

Từ đầu tháng 11 đến nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định liên tục bị ngập lũ. Riêng xã Nhơn An (TX An Nhơn, Bình Định), nơi được mệnh danh thủ phủ mai cảnh của miền Trung với khoảng vài triệu cây mai, trong hơn 1 tháng qua đã 3 lần bị nhấn chìm trong lũ.

13-58-13_1
Dòng lũ đe dọa nhấn chìm những chậu mai cảnh ở Nhơn An

Cơn lũ này vừa đi qua, cây mai chưa kịp hồi sức thì cơn lũ khác ập đến, lá búp nụ liên tục bị nhồi nhét bùn đất khiến chúng trở nên kiệt sức. Nhiều vườn mai ở vùng trũng thấp bị ngập lút đọt đúng 1 tháng trời giờ đang chết héo!
 

Kiệt sức vì lũ

Sáng 4/12, đi dọc tuyến đường tránh quốc lộ 1A, đoạn ngang qua xã Nhơn An, chúng tôi không khỏi xót lòng trước cảnh hàng ngàn chậu mai của các nhà vườn ở hai bên đường bị nước lũ đục ngầu dâng ngập lút đọt.

Anh Đặng Thái Nam (22 tuổi), người chuyên trồng mai cảnh ở thôn Trung Định (xã Nhơn An), than thở: “Từ đầu tháng 11 đến nay mới chỉ hơn 1 tháng mà lũ ập các ruộng mai đến 3 lần, lần nào cũng ngập lút đọt, kéo dài cả tuần. Lớp bùn nhét trong lá, búp, nụ trong đợt lũ trước chưa kịp được rửa sạch thì cơn lũ khác ập đến, bùn đất lại tiếp tục nhét kín vào. Hầu hết những chậu mai bị ngập lũ búp nụ đều rữa hết, kiểu này các nhà vườn không hy vọng có mai bán tết”.

Theo các chủ vườn trồng mai cảnh ở Nhơn An, đợt lũ xảy ra từ ngày 3/12 đúng vào thời điểm cây mai vừa được cắt xả, uốn cành lần cuối để chuẩn bị bán tết. Cây mai đang “chuyển mình” nên yếu sức, giờ bị ngâm nước lũ sẽ bị ảnh hưởng sinh trưởng phát triển đến 50%.

Đó là chưa kể những vườn mai đã 3 - 4 tuổi nằm trên những vùng trũng thấp ở các xã khu Đông như Nhơn Phong, Nhơn Hạnh bị ngập lũ kéo dài cả tháng nay, chết dần chết mòn.

13-58-13_3
Không dễ để di dời tránh lũ 1 chậu mai cảnh như thế này

Tại xã Nhơn An, nhà vườn trồng nhiều có đến 1.000 - 2.000 cây mai, người trồng ít cũng 300 - 400 cây, lại là mai thị trường nên được vô những chậu rất to. Cả đất cả chậu lúc khô đã rất nặng, phải 3 - 4 người khiêng. Vào mùa mưa lũ, nước thấm vào, chậu mai có thể “tăng trọng” lên 150kg, phải 5 - 6 thanh niên lực lưỡng mới có thể khiêng nổi. Vì vậy, để di dời những chậu mai như thế đi tránh lũ là chuyện “bất khả thi”. Đó là chưa kể mỗi nhà vườn có đến hàng ngàn cây mai nếu di dời thì kiếm đâu ra nhân công giữa mùa mưa lũ.
 

Một năm đầy bất trắc

Anh Võ Văn Đức, chủ nhà vườn mai Bonsai Ba Dên, cho biết: Năm nay thời tiết quá bất thuận ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng phát triển của mai. Tháng 7 tháng 8 âm lịch nắng gay nắng gắt. Mai gặp nắng, bọ trĩ nhiều. Bọ trĩ làm quăn lá, đọt không lên được, cây mất sinh lực. Vừa hết nắng thì mưa lụt triền miên, cây mai phát sinh sâu và bệnh thán thư, bệnh này làm lá mai thối rữa hết. Năm nay do mưa rất nhiều nên các nhà vườn không thể phun thuốc trừ sâu.

“Cây mai chịu điều kiện thời tiết bất thuận như vậy nên nụ hoa không phát triển và búp ra không đều, dẫn đến cho hoa ít và chất lượng hoa không đạt. Sau khi nắng lên chúng tôi phải phun thuốc kích thích nụ để cứu vãn mùa hoa tết năm nay”, anh Đức đúc kết mùa hoa đầy bắt trắc.

13-58-13_4
Người trồng mai lo lắng thời tiết bất thuận năm nay làm mất mùa hoa tết

Chưa hết, nay đã gần cuối tháng 10 âm lịch mà mưa lũ còn diễn biến bất thường, ắt sẽ làm khó cho các chủ nhà vườn về lịch lặt lá để cây mai cho hoa kịp tết.

Sáng 4/12, mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT-TKCN Bình Định, toàn tỉnh này hiện có có 3.920 ngôi nhà tại TP Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tây Sơn, An Lão và TX An Nhơn bị ngập nước; ngoài ra tại huyện An Lão có 1 ngôi nhà của người dân thôn Vạn Khánh, xã An Hòa bị mưa sập do mưa lũ.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm