| Hotline: 0983.970.780

Kế hoạch giao đất, giao rừng tại Nghệ An chậm tiến độ

Thứ Hai 23/10/2023 , 14:40 (GMT+7)

Quá nhiều nút thắt khi thực hiện giao đất, giao rừng tại Nghệ An, cùng với thiếu hụt kinh phí là một trong những nguyên nhân chính kìm hãm chủ trương lớn.

Quá trình giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp tại Nghệ An đang gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Việt Khánh.

Quá trình giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp tại Nghệ An đang gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Việt Khánh.

Nghệ An có trên 1,16 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp. Các chủ rừng là tổ chức gồm (4 Ban quản lý rừng đặc dụng, 11 Ban quản lý rừng phòng hộ; 5 Công ty lâm nghiệp và một số tổ chức khác) được giao quản lý 56% diện tích, chủ yếu là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. 44% còn lại do các hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, UBND các xã quản lý, hiện trạng cơ bản là rừng sản xuất.

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, đồng thời xử lý dứt điểm tình trạng xâm lấn, tranh chấp dai dẳng, Nghệ An đã xây dựng và triển khai “Đề án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn giai đoạn 2018-2021”. Tuy nhiên do tiến độ thực tế quá chậm nên đề án này tiếp tục được gia hạn đến năm 2023.

Sau gia hạn, mục tiêu chung là bàn giao trên 245.000 ha rừng sản xuất, rừng phòng hộ đến tay các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng quản lý. Tổng khái toán kinh phí thực hiện trên 105 tỷ đồng, bao gồm từ ngân sách Trung ương (59 tỷ đồng), ngân sách địa phương (34 tỷ đồng) và kinh phí từ nguồn dịch vụ môi trường rừng (hơn 12 tỷ).

Số liệu thống kê cho thấy, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao trên 183.700 ha, đạt 74,8% so với kế hoạch được duyệt, tính đến tháng 9/2023 mới giải ngân được 72,91% kinh phí. Tính rộng cả giai đoạn 2018 – 2022 có khoảng 22.900 hộ và 317 cộng đồng được giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp với diện tích lần lượt gần 100.000 ha và 60.000 ha.

Từ thực tế trên thấy rằng tiến độ chung chưa đạt, nhiều huyện gặp khó khăn trong quá trình tổ chức, triển khai đề án, điển hình như các huyện Anh Sơn, Kỳ Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu và Tân Kỳ.

Đồng bào Mông tại Kỳ Sơn có thói quen đốt nương làm rẫy, đó là nguyên nhân chính khiến quá trình giao đất giao rừng bị chậm tiến độ. Ảnh: Việt Khánh.

Đồng bào Mông tại Kỳ Sơn có thói quen đốt nương làm rẫy, đó là nguyên nhân chính khiến quá trình giao đất giao rừng bị chậm tiến độ. Ảnh: Việt Khánh.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.