| Hotline: 0983.970.780

Các chủ rừng tại Nghệ An ‘khát’ chứng nhận quyền sử dụng đất

Chủ Nhật 22/10/2023 , 10:03 (GMT+7)

Rừng núi Nghệ An bạt ngàn nhưng công tác rà soát chậm như rùa, nút thắt dai dẳng khiến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng bị đình trệ.

Công tác đóng mốc ranh giới và đo đạc bản đồ để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nhiều chủ rừng của Nghệ An chậm như... rùa bò. Ảnh: Việt Khánh.

Công tác đóng mốc ranh giới và đo đạc bản đồ để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nhiều chủ rừng của Nghệ An chậm như... rùa bò. Ảnh: Việt Khánh.

Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 16/6/2003 và Nghị quyết số 30/NQ-TW ngày 16/8/2015 của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông lâm trường quốc doanh, Nghệ An hiện có 13 ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NN-PTNT (10 Ban quản lý rừng phòng hộ gồm Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Yên Thành, Nghi Lộc, Quỳ Châu, Bắc Nghệ An; 3 Ban quản lý rừng đặc dụng gồm Ban quản lý rừng đặc dụng Nam Đàn và Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống, Pù Hoạt).

Đáng chú ý, tổng diện tích trên quyết định thành lập thể hiện đến 612.200 ha nhưng kết quả do các đơn vị tự rà soát và thống nhất với các địa phương năm 2019 chỉ khoảng 392.244 ha, vênh hơn 200.000 ha.

Diện tích thực tế biến động quá lớn nhưng không được cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh kịp thời, đất lại không phân định ranh giới rõ ràng, không đủ cơ sở pháp lý để xây dựng phương án quản lý bảo vệ, hoặc xử lý vi phạm khi xảy ra tranh chấp, lấn chiếm đất rừng, sử dụng sai mục đích… vô hình trung tạo ra nhiều áp lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn được giao quản lý hơn 172.000 ha nhưng mới được chứng thực chỉ 0,51 ha. Ảnh: Việt Khánh.

Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn được giao quản lý hơn 172.000 ha nhưng mới được chứng thực chỉ 0,51 ha. Ảnh: Việt Khánh.

Tuy các ban đã chủ động tổ chức rà soát, bóc tách những khu vực tranh chấp, trả lại các diện tích rừng sản xuất chuyển đổi sau khi điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng... nhưng nhìn chung chỉ như muối bỏ bể. Để xử lý dứt điểm, tháo gỡ hoàn toàn nút thắt đòi hỏi phải tiến hành đóng mốc ranh giới và đo đạc bản đồ, qua đó làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên nội dung này triển khai rất chậm.

Đây là nỗi lo chung của các chủ rừng. Đơn cử như Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn, dù được giao hơn 172.000 ha nhưng đến hiện tại mới được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho 0,51 ha đất phi nông nghiệp, gồm trụ sở chính cơ quan, trạm quản lý bảo vệ rừng tại các xã Hữu Kiệm, Mỹ Lý và Nậm Càn, phần còn lại đang ở chế độ chờ.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất