| Hotline: 0983.970.780

Kết chặt tay, dựng đời mới sau những đau thương vì thiên tai

Thứ Bảy 30/11/2019 , 11:37 (GMT+7)

Sáng 30/11, chương trình “Kết chặt tay, dựng đời mới” đã được tổ chức, nhằm nhìn lại 20 năm lũ dữ ở miền Trung.

Biến nỗi đau thành hành động

Chương trình có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai; ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh và một số nhà tài trợ.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong các tỉnh miền Trung sẽ biến nỗi đau thành hành động, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, xã hội.

Chương trình “Kết chặt tay, dựng đời mới” nhằm nhìn nhận lại những hình ảnh, những kí ức đau thương, sự chống chọi kiên cường của nhân dân, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong trận lũ năm 1999 thông qua sự tái hiện chương trình “Nhìn lại 20 năm lũ lớn miền Trung” - trận lũ lịch sử được ví như trận đại hồng thủy.

Trận lũ đã gây biết bao đau thương, mất mát về người, tài sản cho khu vực miền Trung. Trong đó, Thừa Thiên - Huế là tỉnh phải gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất.

20 năm trôi qua, những con người của dải đất miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đã biến nỗi đau thương thành hành động, mất mát thành nghị lực, chính quyền và nhân dân miền trung đã nỗ lực vươn lên không ngừng và đang có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội.

Đặc biệt, năng lực phòng chống thiên tai đã được cải thiện, tăng cường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, đồng thời, an toàn hơn trước thiên tai.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ với nỗi đau của gia đình các nạn nhân do thiên tai gây ra.

Trong suốt một tháng vừa qua, nhân dân và chính quyền cùng các tổ chức đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động khác nhau để đánh giá, nhìn nhận lại trận lũ lịch sử, đúc kết những bài học kinh nghiệm, đồng thời, nhận diện thách thức trong thời gian tới.

Để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại có thể gây ra bởi những trận thiên tai lớn có thể xảy ra trong thời gian tới nhất là chu kỳ 60 năm lặp lại của lũ 1964.

Không lơ là công tác phòng, chống thiên tai

Thay mặt Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị chính quyền các cấp, lực lượng phòng chống thiên tai, lực lượng vũ trang và nhân dân thường xuyên nâng cao nhận thức và năng lực phòng chống thiên tai không lơ là, mất cảnh giác, chủ động ứng phó trong những tình huống bất lợi nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhà nước và người dân.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị các tỉnh miền Trung cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng lực dự báo, theo dõi giám sát, cảnh báo thông tin truyền thông để phục vụ điều hành chỉ đạo và cung cấp thông tin kịp thời đến người dân.

Công ty Cổ phần Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam Vinaseed trao tặng 125 căn nhà cho người dân tỉnh Thừa Thiên Huế trị giá 5 tỷ đồng nhân sự kiện này.

Đồng hành cùng chương trình có sự tham gia, hỗ trợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt, Công ty Cổ phần dịch vụ cáp treo Bà Nà.

Bên cạnh đó, Ban Cứu trợ trung ương cũng dành tặng món quà hỗ trợ xây dựng 50 căn nhà an toàn trước thiên tai cho hộ dân bị thiệt hại của tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam trị giá 2 tỷ đồng;

Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam Vinaseed trao tặng 125 căn nhà cho người dân tỉnh Thừa Thiên - Huế trị giá 5 tỷ đồng.

Nằm trong chuỗi hoạt động này có Hội thảo Quốc tế “Quản lý rủi ro thiên tai liên quan đến nước khu vực miền Trung” và Lễ công bố tỉnh Thừa Thiên Huế hoàn thành kế hoạch xây dựng tỉnh điển hình về Phòng chống thiên tai vào chiều 29/11/2019 do lãnh đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên chủ trì.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi Đồng bào, chiến sỹ và lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển miền Trung.

Tính từ đầu năm 2019 đến nay, thiên tai trên cả nước đã gây thiệt hại về kinh tế khoảng 7.000 tỷ đồng (khoảng 1/3 giá trị thiệt hại của năm 2018, 20.000 tỷ đồng), trong đó: Về người: 130 người chết và mất tích (giảm so với năm 2019, 224 người chết), 180 người bị thương.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm