| Hotline: 0983.970.780

Kết nối, tiêu thụ sản phẩm làng nghề

Thứ Ba 21/12/2021 , 16:00 (GMT+7)

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết đã thành lập Ban Chuyển đổi số nhằm hỗ trợ các đơn vị làng nghề kinh doanh, bán sản phẩm trên nền tảng số.

Trong khuôn khổ Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam online năm 2021, ngày 21/12, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã tổ chức Hội nghị Kết nối tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống bằng hình thức trực tuyến.

Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá ảnh hưởng, tác động của công nghệ thông tin, thương mại điện tử và dịch Covid-19 lên lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống. Thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống trong điều kiện bình thường mới. Thảo luận, tìm kiếm giải pháp tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống qua các kênh du lịch trải nghiệm, kênh thương mại điện tử và các nền tảng số.

Hội nghị diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ Làng nghề và các sản phẩm OCOP Việt Nam trực tuyến năm 2021. Ảnh: Bùi Yến.

Hội nghị diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ Làng nghề và các sản phẩm OCOP Việt Nam trực tuyến năm 2021. Ảnh: Bùi Yến.

Đồng thời, kết nối đơn vị sản xuất, đơn vị bao tiêu tìm kiếm cơ hội hợp tác tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, sản phẩm làng nghề truyền thống của các địa phương; nâng cao ý thức gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống; gìn giữ văn hóa Việt.

Hội nghị đã thu hút sự tham gia của đông đảo các đơn vị, tổ chức, cán bộ quản lý hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm làng nghề truyền thống, doanh nghiệp kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm làng nghề truyền thống; đại diện trang thương mại điện tử, sàn giao dịch, các hiệp hội du lịch Việt Nam...

Tại hội nghị, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: Hiện cả nước có khoảng hơn 5.000 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 1.700 làng nghề truyền thống đã được công nhận, với khoảng 50 nhóm nghề, thu hút khoảng 11 triệu lao động. Các sản phẩm làng nghề Việt Nam đã xuất khẩu sang 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD/năm. 

Vừa qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã thành lập Ban Chuyển đổi số nhằm hỗ trợ các đơn vị làng nghề kinh doanh, bán sản phẩm trên nền tảng số bắt kịp hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh sản xuất, thương mại các sản phẩm làng nghề gặp những khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Thời gian tới, Hiệp hội sẽ triển khai Chương trình vinh danh các Danh hiệu Làng nghề Việt Nam lần thứ 10 năm 2022; Chương trình Kỷ lục Việt Nam, Độc bản Việt Nam và Chương trình nghệ nhân tiêu biểu làng nghề Việt Nam nhằm khen thưởng, động viên khích lệ các nghệ nhân, thợ giỏi trong làng nghề...

Xem thêm
Sầu riêng 'tắc đường' sang Trung Quốc: Khẩn thiết cần 1 đầu mối đứng ra đàm phán

'Chúng tôi chỉ là hiệp hội, không có chức năng quản lý và chưa được hướng dẫn thủ tục cấp giấy kiểm định vàng O', Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nói.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.