| Hotline: 0983.970.780

Khái quát lịch sử loa và loa phường

Thứ Năm 28/07/2022 , 18:53 (GMT+7)

Lịch sử loa bắt đầu với phát minh điện thoại và radio vào cuối thế kỉ 19. Các nhà phát minh lắp một họng kèn lớn vào bộ phận thu tín hiệu của điện thoại.

Loa mới có lịch sử khoảng 100 năm, mặc dù vậy, loa đã có một lịch sử sống động và quan trọng, không chỉ trong dân sự, mà còn qua cuộc chiến tranh thế giới 2, chiến tranh Lạnh, cũng như các cuộc xung đột khắp thế giới với chức năng phát ra âm thanh của nó.

Hình ảnh loa phường.

Hình ảnh loa phường.

Lịch sử loa và việc sử dụng loa

Trên thế giới, loa phóng thanh được định nghĩa là một phần của thiết bị mà thay đổi các tín hiệu điện từ thành âm thanh, đặc biệt được sử dụng ở những nơi công cộng, nơi mà nhiều người có thể nghe được thông tin phát ra từ loa.

Ở Việt Nam, loa truyền thanh công cộng, còn gọi là loa phát thanh công cộng, truyền thanh cơ sở, hay loa phát thanh phường, xã là hệ thống phát thanh cấp phường, xã tại Việt Nam, bao gồm một loa hay nhiều loa được lắp đặt ở các vị trí thích hợp nhằm mục đích truyền tin tới người dân.

Lịch sử chiếc loa bắt đầu với phát minh điện thoại và radio vào cuối thế kỉ 19. Vào giai đoạn đó (1880-1890) nhằm mong muốn truyền âm thanh cho một nhóm người nghe, các nhà phát minh lắp một họng kèn lớn vào bộ phận thu tín hiệu của điện thoại để tạo ra một chiếc điện thoại phát tiếng lớn. Đó là chiếc loa nguyên thủy đầu tiên của thế giới.

Vào khoảng năm 1920, loa điện động và hệ thống ampli mà chúng ta biết ngày nay được phát minh, và cho đến nay nó là công nghệ loa phổ biết nhất hiện nay. Với các tính năng: công suất lớn, dải âm rộng, độ nhạy cao, thiết kế chắc chắn và tương đối đơn giản.

Ngoài các chức năng trong dân sự như phát nhạc, loa có vai trò nổi bật trong các cuộc chiến tranh, đặc biệt thời gian Thế chiến 2 và các cuộc chiến sau đó. Trong Thế chiến 2, cả hai phe Đồng minh và phe Trục đều dùng loa như một vũ khí chiến tranh, trong cái gọi là chiến tranh tâm lý và được đánh giá là có hiệu quả cao.

Hai bên đều có đơn vị riêng để thực hiện các hoạt động tuyên truyền về phía đối phương. Hình thức phổ biến là lập ra các đơn vị, có trang bị hệ thống loa, hoặc cầm tay hoặc được đặt trên xe ô tô, xe tăng.

Hình ảnh một người lính Xô viết và chiếc loa phóng thanh.

Hình ảnh một người lính Xô viết và chiếc loa phóng thanh.

Khi bị bao vây ở Stalingrad năm 1942, quân đội Xô viết đã dùng hệ thống loa khổng lồ đã phát các điệu tăng-gô Argentina về phía quân Đức nhằm giảm tinh thần chiến đấu của họ.

Năm 1943, Anh đã thành lập Lực lượng 136 bao gồm các binh lính Ấn Độ, lực lượng này được giao nhiệm vụ tuyên truyền, làm tăng tinh thần người dân Ấn và dùng hệ thống loa để phát nhạc Nhật Bản và đưa ra các tuyên truyền giả về việc quân Nhật thất bại.

Trung Quốc

Trong thập niên 1950 tới Cách mạng Văn hóa năm 1978, trong khoảng 3 thập kỉ, loa phường là một trong những công cụ chính được sử dụng để chuyển tải thông báo của chính phủ và vận động người dân tham gia các hoạt động và chiến dịch khác nhau. Năm 1959, trong giai đoạn giữa Đại Nhảy Vọt, loa phóng thanh ở Trung Quốc được sử dụng một phần để thông báo chỉ tiêu cho việc sản xuất thóc lúa và sản xuất thép.

Khi Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa kinh tế, khoảng cuối 1970 cho tới 1980, dẫn tới nền kinh tế phát triển nhanh, việc sử dụng loa phường như công cụ vận động chính đã phai nhạt phần lớn. Nhưng loa vẫn được sử dụng cho các chính sách chính phủ liên quan tới người dân ở nông thôn, đặc biệt tới khoảng đầu những năm 2000, trước khi internet được phổ biển rộng rãi và những năm trước khi điện thoại thông minh có mặt khắp nơi.

Một công nhân đang lắp đặt loa phường tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Một công nhân đang lắp đặt loa phường tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, chính quyền cho rằng hệ thống loa rất quan trọng và đưa ra các dự án nhằm khôi phục vai trò của nó như trước đây. Chính quyền nước này năm 2019 đã đề ra “Dự án loa phường nông thôn mới” trải khắp hơn 200 thành phố và hạt khắp Trung Quốc. Cuối năm 2020, dự án đã phủ khắp 300.000 làng trong 14 khu vực.

Việt Nam

Vào khoảng năm 1945, Việt Minh lúc ấy đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tới dân chúng. Chính quyền gọi là quốc gia Việt Nam được Pháp hậu thuẫn cũng lập ra Phòng tâm lý chiến để đối phó, hình thức là viết bản tin, làm ca dao hò vè động viên binh lính trung thành với Bảo Đại.

Cho tới năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, khi tiếp quản Thủ đô, Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhanh chóng phát thanh trở lại tại trụ sở cũ 58 Quán Sứ, cùng năm đó Đài Truyền thanh Hà Nội được thành lập.

Hệ thống phát thanh cũ của Pháp chỉ được lắp đặt xung quanh hồ Hoàn Kiếm, nay được tăng cường thêm loa phát thanh công cộng. Vì thế các hoạt động văn nghệ dần dần chuyển sang phục vụ dân chúng miễn phí thay vì trình diễn tại các rạp như trước.

Năm 1955, Chính phủ Liên Xô quyết định viện trợ Việt Nam 11 hệ thống truyền thanh, trong đó hệ thống truyền thanh của Hà Nội là lớn nhất. Đầu năm 1956, chuyên gia Liên Xô đến Hà Nội thiết kế và lập kế hoạch xây dựng hệ thống truyền thanh cho Hà Nội. Sau đó một năm, Hà Nội đã có mạng lưới truyền thanh với cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ. 

Người dân nghe thông tin về tình hình trận 'Điện Biên Phủ trên không' từ loa truyền thanh ở đầu phố Bà Triệu, Hà Nội, năm 1972.

Người dân nghe thông tin về tình hình trận "Điện Biên Phủ trên không" từ loa truyền thanh ở đầu phố Bà Triệu, Hà Nội, năm 1972.

Cho tới những năm 1960, người dân Hà Nội chủ yếu nghe loa truyền thanh của Đài Truyền thanh Hà Nội, tiền thân của loa phường ngày nay. Loa được mắc tới từng khu phố, phát thanh theo giờ cố định.

Đài Truyền thanh Hà Nội thường phát lại Đài Tiếng nói Việt Nam qua loa và thêm thông báo về tem phiếu mua thực phẩm, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, tiêm chủng và vệ sinh hè phố. Nổi bật và được nhiều người nhớ là chương trình Vươn thở lúc 5h sáng cho đến hết chương trình Tiếng thơ vào 12 giờ đêm.

Khi Mĩ mở rộng việc đánh bom vào năm 1972, loa phường là một hình thức liên lạc quan trọng được sử dụng trong thời chiến kì Chiến tranh phá hoại của Mĩ lúc đó. Trong thời gian này, nó chủ yếu được sử dụng để cảnh báo người dân xuống hầm trú ẩn trước khi máy bay ném bom. Nhờ đó, nhiều người đã được cứu.

Có một chiến diễn ra giữa máy bay B52 và các hệ thống phòng không, nhưng có một chiến binh kiên cường khác là loa phường. Đài phát thanh công cộng đã mở gần như suốt ngày, theo phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, xen kẽ giữa các bài hát là các bản tin thắng trận hùng hồn, từ chiến trường.

Dần dần, loa phường ngày càng phổ biến, đặc biệt sau năm 1975, được cho là hệ thống loa phóng thanh đã phổ biến khắp đất nước, loa được sử dụng rộng rãi ở các ngôi làng nông thôn và các thị trấn, nơi 70% người dân Việt Nam sinh sống.

Trong cuộc chiến âm thanh, hai bên đã ra sức sử dụng nhiều loại lao công suất lớn để tuyên truyền và đây là một trong số những chiếc loa khổng lồ, công suất 500W, âm thanh vang xa hàng chục cây số được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng để tuyên truyền sang phía bờ Nam.

Trong cuộc chiến âm thanh, hai bên đã ra sức sử dụng nhiều loại lao công suất lớn để tuyên truyền và đây là một trong số những chiếc loa khổng lồ, công suất 500W, âm thanh vang xa hàng chục cây số được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng để tuyên truyền sang phía bờ Nam.

Ở miền Nam, khoảng năm 1962, Mĩ đã sử dụng loa để tiến hành các chiến dịch Chiêu hồi, Hồi chánh và kêu gọi đầu hàng. Loa có thể được chuyên chở bằng máy bay, rồi phát loa xuống trực tiếp cho người dân hoặc phương tiện cơ giới hoặc được mang vác như cầm tay, hoặc đeo sau lưng như ba lô.

Quân Giải Phóng, Mặt trận Giải phóng miền Nam cũng lập ra các đơn vị tuyên truyền, gồm khoảng 4, 5 người, mang theo loa để phát thanh cho người dân, kèm theo tờ rơi, thời gian thường là vào buổi tối. Ở hai bờ sông Bến Hải, chia đôi Bắc và Nam, hai bên đều lắp những loa công suất lớn nhằm tuyên truyền và tấn công lẫn nhau.

Sau năm 1980, đài radio bán dẫn đã phổ biến hơn, cùng với tivi thì vai trò của loa phường đã suy giảm vai trò của nó. Người dân có thể tiếp cận thông tin từ tivi, như các chương trình Thời sự. Đặc biệt sau sự phổ biến của máy tính, internet, điện thoại thông minh, người dân thường đặt câu hỏi về vai trò của loa phường.

Năm 2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, loa phường đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó, do vậy cần đánh giá, rà soát, nếu thấy không hiệu quả thì mạnh dạn đề xuất bỏ đi.

Mới đây, UBND TP Hà Nội có kế hoạch và đặt mục tiêu đến năm 2025 tất cả xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động đến thôn, tổ dân phố, khu dân cư. Đây là một trong những chỉ tiêu của Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025 của Hà Nội.

Xem thêm
Những hoạt động đặc sắc nào sẽ diễn ra tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu?

Từ ngày 17-19/5/2024, du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động đặc sắc được tổ chức tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La).

Đàm Vĩnh Hưng xác lập kỷ lục

Đàm Vĩnh Hưng nhận bằng kỷ lục 'Ca sĩ trình diễn nhiều tiết mục mashup nhất trong một chương trình ca nhạc' tại liveshow 'Ngày em thắp sao trời'.

HLV Erik ten Hag: 'CĐV Man United tuyệt vời nhất thế giới'

Sau chiến thắng 3-2 trước Newcastle ở trận sân nhà cuối cùng mùa này, HLV Erik ten Hag của MU đã gửi lời cảm ơn tới người hâm mộ.

HLV Alexandre Polking hoàn tất mọi thủ tục gia nhập CLB Công an Hà Nội

HLV Alexandre Polking đã có mặt tại Việt Nam, chỉ còn chờ thời điểm thích hợp ký hợp đồng và ra mắt nhà ĐKVĐ V-League Công an Hà Nội (CAHN), dự kiến sẽ diễn ra trong tuần sau.