| Hotline: 0983.970.780

Khai thác khoáng sản - dân kêu trời vì khổ

Thứ Sáu 10/10/2014 , 09:56 (GMT+7)

Người dân sống trong khu vực hoạt động của Mỏ than Khánh Hòa phải chịu cảnh ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn do hoạt động vận chuyển than, đổ thải đất đá từ nhiều năm nay.

Ô nhiễm môi trường, mất nước sinh hoạt, nước sản xuất, nứt đất, sụt lún nhà cửa, ruộng vườn úng ngập… là những hệ lụy đang đổ xuống đầu người dân sinh sống tại các khu vực khai thác khoáng sản thuộc huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên).

Người dân sống trong khu vực hoạt động của Mỏ than Khánh Hòa phải chịu cảnh ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn do hoạt động vận chuyển than, đổ thải đất đá từ nhiều năm nay.

Nước khô, đồng cạn

Hỏi về tình hình ô nhiễm trên địa bàn, bà Đặng Hương Tảo (Trưởng ban Hộ tự Chùa Làng Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ) phải thốt lên: “Chán quá, giờ không muốn nói thêm nữa các chú ạ. Người dân kêu nhiều, xã cũng kiến nghị quá nhiều lần nhưng không giải quyết được dứt điểm. Doanh nghiệp vẫn đổ thải ngày đêm ầm ầm, mở rộng bãi thải. Người dân hít bụi thay cơm, bị mất nước sinh hoạt giờ chẳng biết kêu đâu”.

Hiện nay, Mỏ than Khánh Hòa đã tiến hành mở rộng khu vực đổ thải và đây cũng là đơn vị được Sở TN-MT Thái Nguyên xác định là nơi có hoạt động gây ô nhiễm chính tại khu vực. Trong hai năm 2013-2014, Sở TN-MT Thái Nguyên đã nhiều lần tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện môi trường đối với đơn vị này và phát hiện nhiều tồn tại.

Cụ thể, doanh nghiệp này đang thực hiện đầu tư nâng công suất khai thác lên 800.000 tấn/năm. Tuy chưa được phê duyệt dự án và chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng ngay trong năm 2013 Cty đã khai thác than với sản lượng trên 700.000 tấn/năm (công suất được cấp phép là 600.000 tấn/năm).

Việc tăng công suất khai thác đồng nghĩa với việc gia tăng mức độ tác động ảnh hưởng đến môi trường. Theo quan sát, dù doanh nghiệp này đã áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhưng đất đá thải vẫn rơi vãi dọc các tuyến đường trong khu vực, đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm bụi.

 Sở TN-MT Thái Nguyên còn phát hiện bãi thải Tây đã đổ lấn ranh giới khoảng cách an toàn Chùa Làng Ngò nhưng chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Bên cạnh đó, bãi thải Nam đã đổ thải cao vượt công suất thiết kế (công suất thiết kế là 150m hiện đã đổ đến cos 250m). Không những thế, đơn vị này còn nắn suối làng Ngò để mở rộng khai trường, ảnh hưởng đến hoạt động canh tác của người dân.

Bà Đặng Hương Tảo (Trưởng ban Hộ tự Chùa Làng Ngò) cho biết: “Họ cứ đổ dần dần tiến gần đến chùa. Chỉ khi cơ quan văn hóa về bảo họ đổ quá phạm vi cho phép chúng tôi mới biết. Gần đây, Chùa còn xuất hiện một số vết nứt. Chúng tôi phải làm căng lên họ mới không đổ ở khu vực gần nhà chùa nữa”.

Không chỉ có Chùa Làng Ngò bị ảnh hưởng, hàng trăm hộ dân ở Làng Ngò đang chịu cảnh mất nước mặt, mất nước sinh hoạt. Ông Phan Quý Long – người dân xóm Làng Ngò cho biết: “Phải đến 90% đất canh tác của làng đã dành cho khai trường, giờ đến nước sinh hoạt, nước canh tác cũng bị mất. Chúng tôi phải bỏ tiền ra mua cả xe chở nước về để dùng”.

Bà Tảo đề nghị các cơ quan chức năng phải đình chỉ việc đổ thải của mỏ than Khánh Hòa để khắc phục triệt để việc ô nhiễm.

Bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường và đặc biệt là việc nổ mìn khai thác gần kề của mỏ than Khánh Hòa, gần đây, các hộ dân của xóm Cao Sơn 3 (xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương) đã liên tục bủa vây, ngăn chặn và dừng các hoạt động tại khai trường của mỏ.

Sự căng thẳng giữa người dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm và đơn vị gây ô nhiễm ngày càng tăng cao. Bà Nguyễn Thị Hồi (xóm Làng Ngò) cho hay: “Trước tôi còn có ruộng canh tác, rồi đi nhặt mót than, giờ khéo chết đói. Người dân trong xóm nhiều người giờ không có việc. Có lúc bức xúc quá chúng tôi kéo nhau ra đường chặn ô tô chở đất đá thải yêu cầu không được gây ô nhiễm cho người dân nữa”.

Nước ngập, nhà tan

Việc nắn suối Làng Ngò phục vụ cho việc mở rộng bãi thải của Mỏ than Khánh Hòa còn khiến xóm Bãi Chè bị ngập sâu trong mùa mưa.

Ông Nguyễn Văn Hiếu (Trưởng xóm Bãi Chè) cho biết, trước đây chúng tôi chưa từng bị ngập bao giờ nhưng giờ thì khác. Vì suối Làng Ngò đổi dòng, có hộ dân ở đây đã bị nước ngập vào nhà hơn nửa mét. Xóm Bãi Chè giờ thành tâm điểm phòng chống lụt bão của xã mỗi khi mưa to gió lớn. Cơn bão số 3 vừa qua đã biến xóm Bãi Chè thành biển nước mênh mông.

Hiện Sở TN-MT Thái Nguyên đã có văn bản yêu cầu các đơn vị gây ô nhiễm nêu trên tăng cường thực hiện hợp đồng vệ sinh của khu dân cư và chủ động sử dụng phương tiện cơ giới để dọn dẹp.

UBND tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu Sở TN-MT đôn đốc Cty Than Khánh Hòa khẩn trương hoàn thiện đánh giá tác động môi trường dự án nâng cao công suất thiết kế 800.000 tấn/năm để trình Bộ TN-MT phê duyệt, xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi tại khu vực bãi thải Tây thuộc xóm Làng Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ.

UBND tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu Sở TN-MT tham mưu để có văn bản đề nghị Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đánh giá lại nhu cầu, quy hoạch khai thác. Đồng thời, đánh giá tác động môi trường trước khi phê duyệt dự án nâng công suất, thậm chí dừng các hoạt động đầu tư nâng công suất khi chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm