| Hotline: 0983.970.780

Khai trương trụ sở 'quốc bảo' sâm Việt Nam tại Kon Tum

Thứ Hai 29/11/2021 , 11:00 (GMT+7)

Sáng 29/11, Công ty Cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam khai trương trụ sở Sâm Việt Nam 'Quốc bảo sâm Việt Nam - Sâm của người Việt' tại TP. Kon Tum.

Ngài Willem Schoustra - Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam (giữa) đánh giá 'sâm Ngọc Linh rất tuyệt vời'. Ảnh: Minh Phúc.

Ngài Willem Schoustra - Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam (giữa) đánh giá "sâm Ngọc Linh rất tuyệt vời". Ảnh: Minh Phúc.

Tham dự sự kiện có ngài Willem Schoustra - Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam; ông Vũ Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam; ông Gabor Fluit - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam; ông Johan Van Den Ban - Chủ tịch Tiểu ban Thực phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng thủy sản Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam… cùng đại diện Bộ NN-PTNT và tỉnh Kon Tum.

Công ty Cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam sở hữu vườn sâm gốc với hơn 10 ha tại xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông) và xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei) của Kon Tum; Khu nghiên cứu và phát triển nguồn giống từ phương pháp cấy mô trong phòng thí nghiệm có tổng diện tích 1.700 m2 tại thị trấn Măng Đen được liên kết trực tiếp với Viện Sinh học TP Hồ Chí Minh, Viện Sinh học Tây Nguyên, Viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh.

Sâm Việt Nam xây dựng vùng nguyên dược liệu với 37 ha - nơi chăm sóc và phát triển các loại dược liệu quý của Kon Tum như giảo cổ lam, tử diệp thảo, đương quy, hồng đẳng sâm, cây trà dây, sa nhân, ba kích tím...

Sâm Ngọc Linh được chế biến thành nhiều sản phẩm giá trị cao. Ảnh: Minh Phúc.

Sâm Ngọc Linh được chế biến thành nhiều sản phẩm giá trị cao. Ảnh: Minh Phúc.

Bên cạnh đó, sâm Việt Nam còn liên kết với các hộ dân là người đồng bào gốc bản địa đã trải qua nhiều thế hệ trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm sâm quý hiếm…

Tất cả các yếu tố đó đã cho ra đời những sản phẩm sâm tốt nhất, an toàn nhất giúp mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người sử dụng tại Việt Nam và thế giới.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Sâm Việt Nam Nguyễn Tuấn Vũ chia sẻ: Công ty Cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam có trụ sở tại số 740 Phạm Văn Đồng, thành phố Kon Tum, được thành lập và phát triển ngay tại “thánh địa” trồng sâm Ngọc Linh tại Kon Tum. Trên đỉnh cao của dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ đã xuất hiện một loài thực vật bản địa hấp thu linh khí ngàn năm, có giá trị thảo dược cao quý.

Hiện nay công ty còn tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Ngọc Linh, giúp cho đồng bào cải thiện được cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty Cổ phần Đầu tư Sâm Việt Nam không ngừng nghiên cứu phát triển các sản phẩm của mình với sự tư vấn chuyển giao của các chuyên gia đầu trong ngành, cùng quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm, giúp cho sâm Việt Nam luôn là sản phẩm tốt nhất, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người sử dụng.

“Công ty Sâm Việt Nam mong muốn phát triển thương hiệu trở thành 1 sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến, tin dùng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, ông Nguyễn Tuấn Vũ cho biết.

Ông Vũ Mạnh Hùng - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Hùng Nhơn Group. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Vũ Mạnh Hùng - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Hùng Nhơn Group. Ảnh: Minh Phúc.

Ông Vũ Mạnh Hùng - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Hùng Nhơn Group chia sẻ: “Chúng tôi tự hào là thành viên liên kết trong hệ thống doanh nhân trẻ Việt Nam. Từ niềm tự hào đó, chúng tôi sẽ duy trì để làm sao kết nối các hiệp hội và doanh nghiệp gắn kết nhất để cùng phát triển. Hiện nay Tập đoàn đang phát triển vùng nguyên liệu theo hướng hữu cơ tại các khu dược liệu, trong đó có sâm.

“Sâm Ngọc Linh rất tuyệt vời”, đó là cảm nhận của ngài Willem Schoustra - Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, khi thưởng thức rượu sâm Ngọc Linh tại Kon Tum.

“Sâm là sản phẩm rất quý, nhưng muốn trồng được nó thì cần phải có kỹ thuật rất cao và phải có điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp. Ở thị trường Châu Âu, nhất là Hà Lan, chúng tôi cũng đã làm quen với hương vị của sâm như trà sâm (chủ yếu có nguồn gốc từ Hàn Quốc). Do đó, nếu các doanh nghiệp Việt Nam nghĩ đến việc xuất khẩu sản phẩm sâm Ngọc Linh sang EU thì cần phải tính toán làm thế nào để có thể cạnh tranh được với sản phẩm của Hàn Quốc".

Ngài Willem Schoustra - Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Minh Phúc.

Ngài Willem Schoustra - Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Minh Phúc.

Năm 2020, Hà Lan và Việt Nam đã đạt thoả thuận Hiệp định thương mại tự do, hy vọng rằng hiệp định này sẽ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc quản bá, xuất khẩu các sản phẩm sâm sang thị trường Châu Âu.

"Hà Lan tuy là một nước nhỏ ở Châu Âu nhưng là cửa ngõ xuất khẩu nông sản vào thị trường Châu Âu. Hy vọng các doanh nghiệp Việt sẽ coi Hà Lan như một cửa ngõ để xuất khẩu sản phẩm. Đó là lý do ngày hôm nay chúng tôi có mặt ở đây, cùng với đại diện Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam”, ngài Willem Schoustra nhấn mạnh.

Tham dự tại lễ khai trương trụ sở Sâm Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Liêm - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum chia sẻ: “Sâm Ngọc Linh được biết đến là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung bộ Việt Nam. Mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh. Thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum”.

Đại diện Đại sứ quán Hà Lan, Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Kon Tum cùng các khách mời cắt băng khai trương trụ sở sâm Việt Nam 'Quốc bảo sâm Việt Nam - Sâm của người Việt'. Ảnh: Minh Phúc.

Đại diện Đại sứ quán Hà Lan, Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Kon Tum cùng các khách mời cắt băng khai trương trụ sở sâm Việt Nam “Quốc bảo sâm Việt Nam - Sâm của người Việt”. Ảnh: Minh Phúc.

Sâm Ngọc Linh là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo các kết quả nghiên cứu, sâm Ngọc Linh chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 26 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác. Có thể khẳng định sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tốt nhất so với các loại sâm hiện nay trên thế giới.

Do tính đặc hữu và giá trị kinh tế to lớn, là thảo dược cao quý và có tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người nên hiện nay sâm Ngọc Linh đã được tỉnh Kon Tum xác định là một trong những sản phẩm chủ lực cần được bảo tồn và phát triển”.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm