| Hotline: 0983.970.780

Khẩn cấp đưa Vàng - O vào danh mục chất cấm

Thứ Hai 16/11/2015 , 17:08 (GMT+7)

Do có đặc điểm tạo được màu vàng rất bắt mắt cho TĂCN, lại tồn dư trong cơ thể vật nuôi rất lớn nên Vàng – O có thể giúp làm vàng màu thịt gia cầm, bắt mắt người tiêu dùng./ Không chỉ riêng công ty Trường Phú 'vô đạo đức'

Trước việc cơ quan chức năng liên tục phát hiện hàng loạt cơ sở SX thức ăn chăn nuôi (TĂCN) sử dụng chất Vàng – O, ngày 16/11, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT (Thông tư 42) khẩn cấp bổ sung 5 loại hóa chất thuộc nhóm Vàng – O vào Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam (Danh mục chất cấm). Thông tư 42 có hiệu lực tức thì ngay trong ngày ký (tức từ hôm nay, 16/11/2015).

Năm chất thuộc nhóm Vàng – O bị liệt vào Danh mục chất cấm bao gồm:

+ Vat Yellow 1: (còn có tên gọi khác là Flavanthrone; Flavanthrene hay Sandothrene), có công thức phân tử là C28H12N2O2.

+ Vat Yellow 2: (có tên gọi khác là Indanthrene), có công thức phân tử là C28H14N2O2S2.

+ Vat Yellow 3: (có tên gọi khác là Mikethrene), có công thức phân tử là C28H18N2O4.

+ Vat Yellow 4: (có tên khác là Dibenzochrysenedione hoặc Dibenzpyrenequinone), có công thức phân tử là C24H12O2.

+ Auramine: (có tên gọi khác là Yellow pyoctanine; Glauramine), công thức phân tử là C17H21N3 và các dẫn xuất của Auramine.

Sở dĩ Bộ NN-PTNT phải khẩn cấp ban hành bổ sung các chất này vào Danh mục chất cấm bởi liên tiếp trong thời gian vừa qua, cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT (cụ thể là Thanh tra Bộ NN-PTNT) phối hợp với các cơ quan Bộ Công an đã liên tục ra quân phát hiện và triệt phá hàng loạt các cơ sở SX TĂCN sử dụng chất Vàng – O trộn vào TĂCN.

Tuy nhiên, các chất này vẫn chưa có trong Danh mục chất cấm, vì vậy cơ quan chức năng không thể xử lí đơn vị vi phạm. Vì vậy, việc Bộ NN-PTNT khẩn cấp ký Thông tư 42 sẽ là cây gậy tạo cơ sở pháp lí để cơ quan thực thi pháp luật có thể mạnh tay xử lí hành vi sử dụng chất Vàng  - O vô cùng độc hại này.

Do có đặc điểm tạo được màu vàng rất bắt mắt cho TĂCN, lại tồn dư trong cơ thể vật nuôi rất lớn nên Vàng – O có thể giúp làm vàng màu thịt gia cầm, bắt mắt người tiêu dùng.

Tuy nhiên, hành vi trộn chất này vào TĂCN là vô cùng tàn độc bởi các chất nhóm Vàng – O đều có khả năng gây ung thư rất khủng khiếp. Mới đây nhất, cơ quan chức năng đã phát hiện Cty TNHH Thức ăn chăn nuôi Trường Phú (Cẩm Thượng, TP. Hải Dương) tàng trữ và sử dụng một lượng lớn chất Auramine.

Theo các công bố khoa học, Auramine là chất cực độc, có khả năng gây ung thư rất cao, chỉ xếp thứ 5 trong số 20 chất có khả năng gây ung thư nếu tồn dư trong cơ thể con người. Chất độc này có khả năng gây ung thư chỉ đứng sau Asen trong nước uống.

LÊ BỀN

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm