| Hotline: 0983.970.780

Khẩn trương phòng chống dịch bệnh

Thứ Năm 28/06/2018 , 07:45 (GMT+7)

Với diễn biến thời tiết phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh, môi trường và yêu cầu của các thị trường nhập khẩu phải thực hiện việc giám sát dịch bệnh trong quá trình nuôi, ngày 21/6/2018, Cục Thú y đã ban hành Công văn số 1317/TY-TS “về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản”.

Dịch bệnh thủy sản: Khẩn trương vào cuộc

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 20/6/2018, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh bị thiệt hại là 15.141ha, trong đó diện tích nuôi tôm bị bệnh là 4.216ha, diện tích nuôi cá tra bị bệnh là 110ha, hơn 400ha ngao (nghêu) và 47 bè nuôi hàu bị chết đã gây thiệt hại lớn về kinh tế của người nuôi, ngân sách nhà nước và có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta.

12-10-48_dscf6957
Các tỉnh cần chủ động, khẩn trương phòng chống dịch bệnh trên thủy sản

Với diễn biến thời tiết phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh, môi trường và yêu cầu của các thị trường nhập khẩu phải thực hiện việc giám sát dịch bệnh trong quá trình nuôi, Cục Thú y đề nghị Giám đốc Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trọng điểm về nuôi thủy sản chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện:

Phân công lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật của Chi cục Chăn nuôi và thú y trực tiếp đến từng vùng nuôi trọng điểm nắm bắt, đánh giá đúng thực trạng để có giải pháp cụ thể và tổ chức phòng chống dịch bệnh; tập trung thực hiện các tháng cao điểm khi mùa vụ thả nuôi chính (đối với tôm đang diễn ra); đối với phòng chống thiệt hại trên ngao, thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn.

Tổ chức lấy mẫu quan trắc, cảnh báo môi trường, quản lý nguồn nước xả thải của các nhà máy vào các vùng nước tự nhiên; thực hiện giám sát, lấy mẫu xét nghiệm bệnh, nhất là tại các cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm xuất khẩu để phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời cho người nuôi trồng thủy sản và có cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý, phòng, chống.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi chủ động thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, xử lý ao nuôi do dịch bệnh hoặc do môi trường theo các quy định hiện hành.

Khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí bảo đảm triển khai có hiệu quả các hoạt động chủ động giám sát cảnh báo sớm dịch bệnh và tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh.

Hướng dẫn đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở có chuỗi sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 2/6/2016 về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật để bảo đảm phát triển bền vững và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
 

Dịch bệnh gia súc, gia cầm: Không chủ quan

Theo Cục Thú y, mặc dù cả nước hiện không có dịch cúm gia cầm, tai xanh, LMLM, nhưng nguy cơ dịch phát sinh và lây lan thời gian tới vẫn rất cao.

Cụ thể, với cúm gia cầm, một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.

Với LMLM, nguy cơ phát sinh các ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ dịch cũ là rất cao. Do đó, các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

Với tai xanh, trong thời gian tới có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn heo, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch vận chuyển heo và các sản phẩm của heo, tăng cường kiểm soát giết mổ, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm