| Hotline: 0983.970.780

Người dân vùng cao Quảng Ngãi vào vụ thu hoạch quế

Thứ Bảy 05/04/2025 , 09:09 (GMT+7)

Thời điểm này, người dân Trà Bồng (Quảng Ngãi) đang vào mùa thu hoạch quế. Với sản lượng 2.000 tấn mỗi năm, quế Trà Bồng từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

Hơn tháng qua, đồng bào Cor ở huyện miền núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) hối hả vào vụ thu hoạch quế đầu tiên của năm 2025 để bán cho thương lái.

"Từ đầu mùa đến nay, tôi đã thu hoạch vỏ quế bán cho thương lái được gần 10 triệu đồng. Nhờ bán quế gia đình có thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống. Hiện còn khoảng 600 cây quế nữa đang đến tuổi thu hoạch”, chị Hồ Thị Trúc (xã Trà Hiệp) chia sẻ.

Người dân mang vỏ quế tươi đến điểm thu mua bán cho thương lái. Ảnh: Văn Hà

Người dân mang vỏ quế tươi đến điểm thu mua bán cho thương lái. Ảnh: Văn Hà

Năm nay, giá quế khá thấp so với các năm, chỉ khoảng 16.000 đồng/kg quế tươi, 40.000 – 45.000 đồng/ kg quế khô. Người trồng quế kỳ vọng giá cả sẽ tăng cao hơn vào thời gian tới để cải thiện kinh tế gia đình.

Mỗi năm, người Cor ở Trà Bồng thu hoạch quế theo 2 đợt, đợt đầu từ cuối tháng Hai đến hết tháng Tư, đợt thứ 2 từ tháng Bảy đến tháng Tám.

Quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cây trưởng thành có thể cao trên 15m, đường kính khoảng 40cm. So với nhiều loại trồng ở các nơi khác, cây quế ở huyện Trà Bồng có mùi thơm, vị cay nồng đặc trưng và chứa hàm lượng tinh dầu cao nhất nhì thế giới.

Với mùi hương đặc biệt, chứa lượng tinh dầu cao, do vậy, ngoài công dụng làm gia vị, hương liệu, đồ thủ công (bình, chén, hộp đựng trà; tăm, nhang…), quế còn được chiết xuất lấy tinh dầu để làm thuốc đông y.

Vùng quế ở Trà Bồng tồn tại rất lâu đời, là một trong bốn vùng quế danh tiếng của Việt Nam. Nếu như quế Trà My của Quảng Nam được dùng với mỹ từ “Cao sơn ngọc quế” thì quế Trà Bồng của Quảng Ngãi được mệnh danh là “Tứ đại danh dược”.

Quế Trà Bồng nằm trong top 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam. Ảnh: Văn Hà.

Quế Trà Bồng nằm trong top 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam. Ảnh: Văn Hà.

Cây quế gắn liền với đời sống của đồng bào Cor ở Trà Bồng từ hàng trăm năm và được đồng bào trồng trong vườn nhà, trên nương cao, trong rừng sâu. Ban đầu, mỗi gia đình chỉ có một vài cây, sau đó đã phát triển thành các vườn quế, đồi quế và rừng quế.

Suốt thời gian dài, quế trở thành cây chủ lực ở huyện Trà Bồng, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo. Hầu như gia đình người Cor nào ở đây cũng trồng quế, có hộ sở hữu đến vài hecta quế.

"Cây quế được các nhà máy đặt ngay tại địa bàn huyện thu mua chế biến thành nhiều sản phẩm. Có đầu ra ổn định, do vậy cây quế được gia đình cũng như các hộ đồng bào Cor nơi đây chăm sóc, gìn giữ, nhân rộng theo từng năm", ông Hồ Văn Thẩm (xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng) cho biết.

Quế Trà Bồng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Quế Trà Bồng –Tây Trà” vào tháng 6/2009.  Năm 2012, quế Trà Bồng là 1 trong 4 đặc sản của Quảng Ngãi đã được xác lập kỷ lục Việt Nam. Loại quế này có mặt trong Top 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng Việt Nam.

Đến năm 2013, Tổ chức Kỷ lục châu Á tiếp tục công nhận đặc sản quế Trà Bồng xác lập kỷ lục châu Á. Việc được xác lập kỷ lục châu Á đánh dấu một cơ hội lớn để Trà Bồng mở rộng sản xuất cây quế theo hướng hàng hóa, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân miền núi Quảng Ngãi.

Quế khô hiện có giá 45.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Hà.

Quế khô hiện có giá 45.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Hà.

Cùng với duy trì diện tích trồng quế hiện tại, huyện Trà Bồng đang triển khai các chương trình, kế hoạch mở rộng diện tích quế từ 400 – 500ha mỗi năm, phấn đấu nâng diện tích cây quế đến năm 2030 đạt 6.000ha. Mục tiêu này không chỉ giúp gia tăng sản lượng, tăng trưởng nguồn cung quế, mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào Cor tại các xã vùng cao.

“Địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động bà con mở rộng diện tích trồng quế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quy trình trồng, chăm sóc nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó giữ vững và nâng cao thương hiệu của quế Trà Bồng”, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng Trần Văn Sương cho biết.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Bình luận mới nhất