| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa: Không được cấp phép, vẫn kê khai nộp thuế tài nguyên

Thứ Ba 25/08/2020 , 10:45 (GMT+7)

9 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa không được cấp phép khai thác khoáng sản nhưng lại kê khai sản lượng khai thác nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…

Sở TN-MT Khánh Hòa vừa báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch số 3098 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hoạt động quản lý, khai thác, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản cát, sỏi và đất, đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh và công văn số 3765 của UBND tỉnh về triển khai kết luật của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Thời gian qua việc khai thác cát trái phép trên sông Cái đã được cơ quan chức năng tăng cường xử lý. Ảnh: KS.

Thời gian qua việc khai thác cát trái phép trên sông Cái đã được cơ quan chức năng tăng cường xử lý. Ảnh: KS.

Theo đó, Sở TN-MT Khánh Hòa đã thực hiện nghiêm việc không tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép mới hoạt động khoáng sản đất, đá, cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường. Kiên quyết không tham mưu xem xét gia hạn khai thác đối với các khu vực nhạy cảm, có khả năng sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân; các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản…

Tuy nhiên trong danh sách thống kê của Chi cục Thuế, Sở TN-MT phát hiện 9 doanh nghiệp không được cấp phép khai thác khoáng sản nhưng kê khai sản lượng khai thác nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường tháng 7/2020.

Trong số các doanh nghiệp trên có 4 doanh nghiệp ở TP Nha Trang gồm: Công ty CP Á Châu, Công ty TNHH Hoàng An Nha Trang, Công ty TNHH Thương mại DVDL Hưng Phát Nha Trang và Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thế Giới Xanh; 3 doanh nghiệp ở huyện Khánh Vĩnh gồm: Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Kiên Cường NT, Công ty TNHH Dịch vụ - Xây dựng Khánh Sơn, Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Thương mại Tân Lộc Khánh; 1 doanh nghiệp ở TX Ninh Hòa là Công ty TNHH Khoáng sản và vật liệu Việt Nam và 1 doanh nghiệp ở TP Cam Ranh là Công ty TNHH Đông Đô.

Theo lãnh đạo Sở TN-MT, tại điểm 1 Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh là nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân mua, bán khoáng sản do khai thác trái phép mà có. Vì vậy, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm kiểm tra việc khai thác, kinh doanh khoáng sản, khi phát hiện việc khai thác hoặc mua bán khoáng sản trái phép, ngoài việc truy thu các khoản thuế, phí liên quan, phải tiến hành lập hồ sơ xử phạt theo quy định của pháp luật.

Cơ quan chức năng có trách nhiệm kiểm tra việc khai thác, kinh doanh khoáng sản, xử lý việc khai thác hoặc mua bán khoáng sản trái phép. Ảnh: KS.

Cơ quan chức năng có trách nhiệm kiểm tra việc khai thác, kinh doanh khoáng sản, xử lý việc khai thác hoặc mua bán khoáng sản trái phép. Ảnh: KS.

Bên cạnh đó, theo điểm 6 Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh về quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế phối hợp với các Ban Quản lý và các ngành chức năng tổ chức kiểm tra việc thực hiện giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân, khi phát hiện hành vi vi phạm phải áp dụng biện pháp tạm dừng hoạt động thi công, ngừng hoạt động khai thác khoáng sản và xử lý nghiêm đối với các trường hợp xây dựng công trình, khai thác khoáng sản không có giấy phép, không kê khai nộp thuế theo quy định.

Do vậy, Sở TN-MT đã báo lên UBND tỉnh và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị thực hiện.

Liên quan vấn đề này, sau khi nhận kiến nghị, đề xuất của Sở TN-MT, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo về công tác quản lý hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản và xử lý các trường hợp không được cấp phép khai thác khoáng sản nhưng có kê khai sản lượng nộp thuế tài nguyên tại công văn số 6185/UBND-KT ngày 23/6/2020 và công văn số 6689/UBND-KT ngày 6/7/2020.

Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu Sở TN-MT, Cục Thuế tỉnh, sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại các văn bản trên; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Đối với 9 doanh nghiệp không có giấy phép khai thác khoáng sản đã kê khai sản lượng khai thác nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường như đã nêu ở trên, UBND tỉnh giao Sở TN-MT xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về khoáng sản; đồng thời theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng (cơ quan thuế) và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm theo lĩnh vực chuyên ngành hoặc phạm vi quản lý thuộc thẩm quyền; tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý về UBND tỉnh ở kỳ báo cáo tiếp theo và dự thảo văn bản của UBND tỉnh chỉ đạo, chấn chỉnh công tác quản lý của cơ quan, chính quyền địa phương liên quan.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.