| Hotline: 0983.970.780

Khánh thành nhà máy Provimi Premix 28 triệu USD hiện đại nhất châu Á

Thứ Ba 26/09/2023 , 08:08 (GMT+7)

Nhà máy sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng vật nuôi chuyên biệt hiện đại nhất châu Á do Tập đoàn nông nghiệp lớn nhất của Mỹ đầu tư vừa khánh thành tại Đồng Nai.

Ngày 25/9 tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Tập đoàn Cargill (Tập đoàn nông nghiệp lớn nhất của Mỹ) tổ chức lễ khánh thành nhà máy Provimi Premix, nhà máy có tổng kinh phí đầu tư 28 triệu USD.

Nhà máy sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng vật nuôi chuyên biệt hiện đại nhất châu Á do Tập đoàn Cargill đầu tư tại Đồng Nai chính thức khánh thành. Ảnh: Trần Trung.

Nhà máy sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng vật nuôi chuyên biệt hiện đại nhất châu Á do Tập đoàn Cargill đầu tư tại Đồng Nai chính thức khánh thành. Ảnh: Trần Trung.

Nhà máy có diện tích 30.000m2, công suất 40.000 tấn/năm với hạ tầng tối tân, công nghệ cải tiến vượt trội, tỷ lệ tự động hoặc hơn 95%... Nhà máy ra đời nhằm mở rộng và thay thế hoàn toàn nhà máy Provimi cũ trước đây tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và là nhà máy hiện đại nhất châu Á.

Nhà máy sẽ chế biến các sản phẩm dinh dưỡng vật nuôi đa dạng, từ Premix tiêu chuẩn (hỗn hợp bổ sung vitamin và khoáng) đến gói giải pháp dinh dưỡng Basemix (hỗn hợp bổ sung vitamin, khoáng và các chất phụ gia) cũng như các loại chất bổ sung tăng cường sức khoẻ và đề kháng vật nuôi cùng hoạt chất đặc biệt mang thương hiệu Promivi phục vụ đa dạng vật nuôi như gia súc, gia cầm, thủy, hải sản và nhà máy chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Nhà máy Provimi Premix có diện tích 30.000m2, công suất 40.000 tấn/năm. Ảnh: Trần Trung.

Nhà máy Provimi Premix có diện tích 30.000m2, công suất 40.000 tấn/năm. Ảnh: Trần Trung.

“Năng lực sản xuất ưu việt và sức chứa lớn của nhà máy sẽ giúp tăng cường năng lực sản xuất vi chất bổ sung cho thức ăn chăn nuôi cũng như cải thiện khả năng tự cung tự cấp trong nước, đồng thời nâng cao độ chính xác và khả năng truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm vi chất dinh dưỡng chuyên biệt.

Qua đó, góp phần cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận các sản phẩm chất bổ sung và dinh dưỡng chuyên biệt với đẳng cấp thế giới cho người chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản, cũng như các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành chăn nuôi cũng như nhu cầu ngày càng cao về chất lượng thức ăn chăn nuôi của khách hàng tại Việt Nam và xuất khẩu”, ông Phạm Đức Thắng, Tổng Giám đốc ngành Dinh dưỡng Vật nuôi của Cargill Thái Lan và Việt Nam chia sẻ.

Với hạ tầng tối tân, công nghệ cải tiến vượt trội, tỷ lệ tự động hóa trên 95 %, nhà máy góp phần tăng cường năng lực sản xuất vi chất bổ sung cho thức ăn chăn nuôi. Ảnh: Trần Trung.

Với hạ tầng tối tân, công nghệ cải tiến vượt trội, tỷ lệ tự động hóa trên 95 %, nhà máy góp phần tăng cường năng lực sản xuất vi chất bổ sung cho thức ăn chăn nuôi. Ảnh: Trần Trung.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Brian Sikes, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn Cargill cho biết thêm, Việt Nam luôn là một thị trường trọng điểm của Cargill trên toàn cầu. Việc mở rộng đầu tư sản xuất này nằm trong tầm nhìn chiến lược dài hạn của tập đoàn Cargill đối với Việt Nam. Cargill không ngừng cam kết đóng góp vào thành công của khách hàng và tiến bộ của mỗi quốc gia nơi chúng tôi hiện diện.

Ông Brian Sikes, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn Cargill chia sẻ tại lễ khành thành nhà máy Provimi Premix. Ảnh: Trần Trung.

Ông Brian Sikes, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn Cargill chia sẻ tại lễ khành thành nhà máy Provimi Premix. Ảnh: Trần Trung.

“Tôi phải dành lời khen ngợi môi trường đầu tư ở Việt Nam mà đặc biệt là yếu tố con người, chúng tôi đã hoạt động ở Việt Nam một thời gian khá lâu, gần 3 thập kỷ và có thể nhận định rằng Việt Nam có nguồn nhân lực khá dồi dào, chất lượng cao. Minh chứng là tỉ lệ người lao động là người Việt Nam ở cấp độ cả về nhân viên và quản lý là rất là cao và chiếm tới 99% nguồn nhân lực của công ty chúng tôi tại đây.

Thứ hai, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thu hút và và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài  thông qua một loạt những cơ chế chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Chúng tôi chọn Việt Nam là điểm đến hấp dẫn để đầu tư. Việc khánh thành nhà máy hôm nay thể hiện cam kết đầu tư và kinh doanh bền vững của Cargill tại tỉnh Đồng Nai nói riêng, Việt Nam nói chung”, ông Brian Sikes nhấn mạnh.

Bà Melissa Bishop, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chia sẻ tại lễ khánh thành nhà máy Provimi Premix. Ảnh: Trần Trung. 

Bà Melissa Bishop, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam chia sẻ tại lễ khánh thành nhà máy Provimi Premix. Ảnh: Trần Trung. 

Đồng quan điểm, bà Melissa Bishop, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết: “Kim ngạch thương mại nông nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2022 đạt đến 9,8 tỉ USD. Việt Nam hiện là nhà nhập khẩu lớn thứ 9 của nông sản Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam. Đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục này là nhờ vào mối quan hệ đối tác, hợp tác bền vững, và cam kết đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam từ những doanh nghiệp như Cargill”.

Ông Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy Provimi Premix. Ảnh: Trần Trung.

Ông Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại lễ khánh thành nhà máy Provimi Premix. Ảnh: Trần Trung.

Ông Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, Đồng Nai luôn tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư, chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao sự quyết tâm, cam kết của Cargill trong hoạt động kinh doanh không tách rời trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực ưu tiên của công ty về an ninh lương thực, dinh dưỡng và phát triển bền vững, cũng như hoạt động thiện nguyện của Quỹ Cargill Cares.

Toàn cảnh nhà máy.

Toàn cảnh nhà máy.

“Chúng tôi tin tưởng rằng thành công của tập đoàn Cargill nói chung và Provimi nói riêng sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Đồng Nai với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các nhà đầu tư nước ngoài khác; nhất là khi lãnh đạo hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ vừa ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”, ông Võ Tấn Đức nhấn mạnh.

Tính đến thời điểm hiện tại, Cargill đã xây dựng và vận hành tại Việt Nam 11 nhà máy sản xuất dinh dưỡng vật nuôi, 01 kho cung ứng ngũ cốc và hạt có dầu và 01 trung tâm ứng dụng công nghệ cho cá. Cargill hiện có khoảng 1.400 nhân viên tại Việt Nam, và kể từ khi có mặt tại đây, Cargill đã liên tục thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phương pháp chăn nuôi đến với người chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản Việt Nam thông qua những kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức và năng lực chuỗi cung ứng toàn cầu. Thông qua các buổi hội thảo tập huấn về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi từ năm 1997, Cargill đã đào tạo cho hơn 1,7 triệu nông dân về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng vật nuôi, cũng như kỹ năng quản lý trang trại.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm