| Hotline: 0983.970.780

Khảo nghiệm giải độc chất kích thích xoài ra hoa

Thứ Ba 27/09/2016 , 10:30 (GMT+7)

Vừa qua, Cty CP Nông dược HAI đã tổ chức đánh giá quy trình khảo nghiệm giải độc chất kích thích ra hoa trên xoài bằng phân bón HAI Chyoda, Foliar Blend và Melspray 10-54-10.

14-15-04_h1
Triệu chứng ngộ độc chất kích thích trên xoài: (1) lá tạo thành chum, (2) ngộ độc nặng lóng ngắn, lá bị nhăn, (3) ngộ độc nhẹ hơn lá bị xoăn, (4) ngộ độc nhẹ lá dầy lên và chồi bị miên trạng

 

Hiện tình trạng sử dụng các chất kích thích ra hoa rất phổ biến, nhưng ít ai biết là nếu lạm dụng sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc, cây trồng ngày càng khó ra hoa.

Theo điều tra riêng của cán bộ kỹ thuật Cty HAI tại vùng trồng cây ăn quả ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, nông dân địa phương có thói quen xử lý 2 - 3 lần hóa chất Paclobutrazol trên cây xoài và 4 - 5 lần trên cây chanh trong 1 vụ và tăng liều lên khoảng 150 - 300gr/gốc mà vẫn không ra hoa hoặc ra hoa ít, thậm chí một số cây sinh trưởng kém phải đốn bỏ.

Việc “tự ý” tăng liều lượng và số lần xử lý chất kích thích ra hoa còn khiến xoài thun đọt, lá nhăn nheo, rất khó ra cơi tiếp theo (kể cả ra đọt hoặc ra hoa). Trên cơ sở đó, HAI kết hợp cùng bà con nông dân tiến hành khảo nghiệm quy trình giải độc trên vườn xoài 15 năm tuổi đang gặp phải tình trạng ngộ độc, mặc dù bón 2 lần phân lân trong 6 tháng qua nhưng tỷ lệ ra đọt vẫn kém.

HAI tiến hành thực hiện khảo nghiệm theo 2 công thức: (1) Sử dụng phân bón phức hợp đa lượng HAI Chyoda và Phân bón lá Foliar Blend với nồng độ phun tương ứng là 0,2% và 0,1%; (2) Sử dụng HAI Chyoda và phân bón NPK hoà tan Melspray10-54-10 nồng độ phun 0,2%, với phương pháp phun tán và tưới gốc, xử lý 2 lần cách nhau 14 ngày, sau đó đối chứng với biện pháp xử lý ngộ độc thông thường của nông dân bằng phân lân. Lượng nước sử dụng 50 lít cho 3 cây, sau xử lý tưới đẫm trong 3 ngày liên tiếp.

14-15-04_h2
Sau xử lý, cây xoài có biểu hiện đâm chồi (ra cựa gà), còn cây đối chứng chỉ ra chồi trên các cành không có dấu hiệu ngộ độc

 

Kết quả cho thấy, tưới gốc kết hợp phun tán HAI Chyoda và Melspray 10-54-10 kích thích chồi ra sớm, vươn dài và đồng loạt hơn, nhưng lá non vẫn còn triệu chứng ngộ độc. Kế đến là HAI Chyoda và Foliar Blend cũng thúc đẩy ra chồi mập và lá thẳng hơn, không còn triệu chứng ngộ độc so với tập quán của nông dân.

Ông Nguyễn Hồng Tăng, chủ vườn xoài ở xã Mỹ Xương thừa nhận, trước khi xử lý, rễ cây hầu như bị hư và thối đen do lạm dụng Paclobutrazol, nhưng mô hình sử dụng HAI Chyoda và Melspray 10-54-10 đã giúp rễ phục hồi và phát triển mạnh, chồi ra nhiều hơn, khả năng phục hồi cao.

Đặc biệt, nghiệm thức HAI Chyoda và Foliar Blend là tốt nhất, đọt non phát triển không còn triệu chứng ngộ độc. Từ đây, HAI đang tiếp tục nghiên cứu cải tiến để đưa ra quy trình tối ưu và chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân áp dụng rộng rãi trong thời gian sớm nhất.

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Phân bón lá Foliar Blend (thành phần B: 300 ppm, Co: 20 ppm, Zn: 500 ppm, Mn: 1.000 ppm, Mo: 20 ppm): kích thích rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng tổng hợp dinh dưỡng, năng suất, cải thiện chất luông nông sản, kích thích hạt nảy mầm nhanh, tăng sức đề kháng sâu bệnh, thời tiết.

Phân NPK hoà tan Melspray 10-54-10 (thành phần N: 10%, P2O5: 5%, K2O: 10%, Fe: 260 ppm, Mn: 320 ppm, Zn: 230 ppm, B: 100 ppm, Cu: 75 ppm): giải độc phèn, ngộ độc hữu cơ, giúp ra hoa nhiều, đồng loạt, chống rụng hoa, màu sắc nông sản đẹp, hương vị thơm ngon.

Phân bón phức hợp đa vi lượng HAI Chyoda (thành phần N: 14%, P2O5: 17%, K2O: 12%, S: 12%): cải thiện PH đất, tăng hấp thu lân, giúp cây trồng phát triển rễ, thân, cành, lá, phục hồi nhanh sau thu hoạch.

 

(Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm, Cty HAI)

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm