| Hotline: 0983.970.780

Khát vốn nuôi tôm

Thứ Sáu 12/04/2013 , 10:51 (GMT+7)

Vùng ven biển bán đảo Cà Mau đã vào vụ nuôi tôm gần nửa tháng nhưng vẫn còn nhiều ao lặng lẽ, im lìm.

Vùng ven biển bán đảo Cà Mau đã vào vụ nuôi tôm gần nửa tháng nhưng vẫn còn nhiều ao lặng lẽ, im lìm. Dịch bệnh gây họa vùng nuôi tôm sau 2 năm làm nông dân đuối sức vì kiệt vốn, tiến thoái lưỡng nan.

Bỏ ao vì kiệt vốn

Trong số người còn đủ thực lực tiền vốn còn có mấy người dám phiêu lưu mạo hiểm. Còn các hộ thất bại nợ nần chồng chất không dễ tìm vốn nuôi tôm. Tôi gặp anh Hải và Dũng nuôi tôm ở xã Lạc Hòa chạy xe gắn máy cùng lên thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có mang theo 5 kg tôm thẻ tươi rói dự đám giỗ nhà bà con.

Anh Hải mừng ra mặt khoe: Mấy ký tôm tươi này vừa mới vừa mới thu trúng trong tổng số hơn 2,5 tấn trong một ao nuôi 3.000 m2. Cỡ tôm 70 - 80 con/kg tính ra khoảng 8 tấn/ha. Đợt xổ tôm đầu tháng 4/2013 hai anh em bán được giá hơn 120.000 đồng/kg. Lần này có lẽ trời cho thay cho mấy vụ nuôi trước tôm chết, tụi này thua trắng mắt”.

Anh Dũng kể: "Mấy vụ trước hai anh em tôi mỗi người nuôi 2 - 3 ao. Tuy có rủi ro nhưng có trúng mùa và ít thất bại. Khác với hiện thời, người nuôi tôm khó đoán trước và biết được dịch bệnh khởi phát vào lúc nào. Sau mấy vụ nuôi liên tiếp thất bát vốn liếng cạn dần, Hải xoay qua làm thêm chạy tàu đò, chở hàng. Tôi lo mua bán thêm để có đồng ra vào.


Thức ăn nuôi thủy sản chiếm chi phí rất lớn

Vụ nuôi tôm đầu năm, cả hai chúng tôi góp vốn đủ nuôi chung một ao. May nhờ rủi chịu, dù áp dụng nhiều biện pháp như theo cán bộ khuyến ngư chỉ dẫn vẫn có người thất bại. Quanh vùng này không ít người có ao nuôi tôm nhưng cạn vốn. Vay nợ cũ ngân hàng chưa trả được, hết cách tìm ra vốn thả tôm nên đành khoanh tay ngồi nhìn".

Ông Quách Văn Tây, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Sóc Trăng cho biết: Năm nay không giống như mấy năm trước, các hộ nuôi tôm không còn nhiều người “cầm đèn chạy trước” vào vụ thả tôm sớm. Vùng nuôi công nghiệp của Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh trước đây năm nào cũng rầm rộ thì năm nay không khí vào vụ âm thầm, lặng lẽ. Một số chủ nuôi tôm sú công nghiệp chuyển dần sang nuôi tôm thẻ chân trắng.

Nuôi tôm trong tình hình dịch bệnh nguy cơ gặp rủi ro lớn. Vốn đầu tư lớn nhưng phần lợi nhuận nếu có được cũng không nhiều như trước, do chi phí thức ăn, thuốc thú y thủy sản, con giống tăng cao. Do đó, cái lý của người chuyển sang nuôi thẻ là muốn rút ngắn thời gian nuôi, giảm bớt rủi ro so với thời gian nuôi tôm sú dài ngày. Dù vậy nuôi tôm ẩn họa vô chừng. Hiện nay tại xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu có 15 - 20% diện tích tôm thả nuôi bị thiệt hại, kết quả xét nghiệm vì bệnh đốm trắng và đủ điều kiện đề nghị công bố dịch.

Đi qua vùng nuôi tôm ven biển Bạc Liêu, nhiều vuông nuôi tôm bỏ trống không xen kẽ một vài ao đầy nước có cánh quạt ô xy quay đánh nước trắng xóa, dấu hiệu cho biết đang nuôi tôm. Tuy nhiên, số hộ nuôi thả tôm đợt đầu tháng 4/2013 vừa qua không có nhiều. Ông Võ Hồng Ngoãn (Sáu Ngoãn), chủ trang trại nuôi tôm ở xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu là người nuôi tôm giỏi mấy năm trước đây. Hiện ông Sáu Ngoãn cũng thấy bất an, giải thích: Nhiều hộ đã bỏ ao vì kiệt vốn, vốn vay ngân hàng ít quá cũng không đủ đầu tư cho vụ nuôi tôm mới. Phần tôi không vay vốn ngân hàng, nhưng tôi đề xuất ngân hàng có cách nào giúp tăng vốn vay cho bà con nuôi tôm.

Ví như có hộ cầm sổ đỏ quyền sử dụng đất trị giá 200 - 220 triệu đồng, nhưng đến ngân hàng chỉ vay được 10 - 15%, khoảng 20 - 30 triệu đồng, không đủ một phần nhỏ trong các chi phí nuôi tôm. Cánh cửa ngân hàng dù mở nhưng không dễ vay. Thế mới có hộ chạy ra vay bạc nóng bên ngoài lãi suất cao gấp nhiều lần.

Phân loại đối tượng vay vốn

Trên một vùng có diện tích nuôi tôm rộng lớn nhất cả nước với 250.000 ha, trong đó khoảng 3.000 ha bước đầu chuyển sang đầu tư nuôi tôm công nghiệp cùng với nhiều DN chế biến thủy hải sản nên nhu cầu vốn vay rất lớn.

Ông Châu Công Bằng, PGĐ Sở NN-PTNT Cà Mau:

Mùa mưa dứt sớm, hạn kéo dài làm cho một số vùng nuôi trên địa bàn tỉnh bị thiếu hụt nguồn nước để bổ sung cho đầm tôm. Đặc biệt là dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tiến độ thả giống. Thời tiết khắc nghiệt, khiến cho người dân ở Cà Mau e ngại trong việc phát triển mới diện tích nuôi tôm công nghiệp. Năm 2013, chỉ tiêu đề ra của địa phương là phát triển mới 1.000 ha nuôi tôm công nghiệp, nhưng hết quý I vừa qua diện tích đào mới ao đầm chưa đạt được như mong muốn.

Hoàng Hạnh

Ông Lý Nam Hải, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Cà Mau cho biết: Thực hiện Nghị định 41/2010/NĐCP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng NN-PTNT áp dụng hạ mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn trước đây 13 - 14% xuống còn 11%. Trong đó ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thủy sản. Về hạn mức cho vay tối đa (mức đảm bảo tiền vay không thế chấp) là 50 triệu đồng/hộ. Nếu là đối tượng nông dân phát triển nhu cầu cần vốn nuôi tôm quy mô công nghiệp phải làm thủ tục vay.

Tỉnh Cà Mau dự kiến quy hoạch mở rộng vùng nuôi tôm công nghiệp lên 10.000 ha. Tuy nhiên vừa qua nông dân nuôi tôm công nghiệp chưa nhiều (chỉ có 3.000 ha) nên không bị ảnh hưởng lớn. Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Cà Mau sẽ cho nông dân vay theo hướng làm ăn khả thi, có hiệu quả và không để người vay vốn đầu tư sai mục đích để rồi gánh nợ.

Hiện nay ngân hàng phân loại đối tượng vay vốn. Nếu nông dân vay vốn nuôi tôm bị thất bại do dịch bệnh hoại tử gan tụy (theo xác nhận cơ quan chuyên môn) ngân hàng sẽ xem xét có thể kéo dài thời hạn nợ cũ 24 tháng; đồng thời có thể xét cho vay thêm tùy theo dự án, phương án SX khả thi.

Đối với nông dân vay nuôi tôm nếu có các cơ quan chuyên môn địa phương phối hợp tham gia kiểm tra con giống và người nuôi tôm tuân thủ đúng theo lịch thời vụ, thực hiện các biện pháp kỹ thuật đã khuyến cáo, ngân hàng sẽ kết hợp tham gia cho vay vốn.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm