| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 03/02/2021 , 06:10 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 06:10 - 03/02/2021

Khi người dân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nhà

Được thỏa thuận với cơ quan chức năng về thời gian, địa điểm cấp hoặc sang tên đổi chủ sổ hồng, là một thuận lợi vô cùng lớn với người dân.

Một tin vui đến với người sử dụng đất: Bắt đầu từ ngày 8/2/2021, khi nghị định 148/2020/NĐ-CP của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai có hiệu lực, thì người dân nếu có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất (sổ hồng), chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có quyền thỏa thuận với các cơ quan chức năng về thời gian, địa điểm cấp hoặc sang tên đổi chủ sổ hồng.

Nghị định này cũng bổ sung thêm nhiều cơ quan được tiếp nhận hồ sơ cấp sổ hồng. Được nhận sổ hồng cho thửa đất của mình, có thể nói, là điều mong mỏi của tất cả người sử dụng đất trên toàn quốc. Bởi chỉ khi có cuốn sổ đó trong tay, thì thửa đất mà mình đang sử dụng mới trở thành “chính danh”. Không có nó, dù đất đai đã sử dụng hàng trăm năm, qua rất nhiều đời, vẫn chưa được coi là hợp pháp.

Việc có cuổn sổ hồng đó trong tay, còn liên quan đến rất nhiều vấn đề khác, đặc biệt là trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi, thì việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư với thửa đất đã có sổ hồng khác rất xa đối với những thửa đất chưa có sổ.

Lĩnh vực đất đai luôn luôn là lĩnh vực phát sinh nhiều thủ tục hành chính nhất, cũng chính là nơi phát sinh nhiều khiếu kiện nhất.

Nhưng muốn là một chuyện, còn có được cấp hay không lại là chuyện khác. Từ trước tới nay, để được cấp một tấm sổ hồng, phải qua không biết bao nhiêu là thủ tục phiền hà, với thời gian rất lâu, thậm chí kéo dài hàng năm.

Việc cấp sổ hồng cũng là trung tâm của tiêu cực, là điều kiện để các nhân viên công lực gây khó cho người dân nhằm mục đích vòi vĩnh. Không ít người dân đã phải đi lại hàng chục lần, với thời gian hàng năm, vẫn không được toại nguyện, chỉ vì không có cái gì “lót tay”.

Được thỏa thuận với cơ quan chức năng về thời gian, địa điểm cấp hoặc sang tên đổi chủ sổ hồng, là một thuận lợi vô cùng lớn đối với người dân.

Người cần làm những dịch vụ trên không cần đến cơ quan, có thể yêu cầu cơ quan chức năng đến tận nhà để làm, chẳng phải đi đâu, cũng giống như chuyện cơ quan công an đến tận nhà làm căn cước công dân cho mình.

Một khi làm theo thỏa thuận, thì chất lượng dịch vụ chắc chắn tăng lên. Nghị định 148/2020/NĐ-CP là một bước tiến lớn về cải cách thủ tục hành chính.

    Tags:

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm