| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn của ngành bảo hiểm là cơ hội để doanh nghiệp chân chính bứt phá

Thứ Bảy 03/06/2023 , 10:06 (GMT+7)

Tuy có tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 20%/năm, nhưng ngành bảo hiểm đang nảy sinh nhiều vấn đề về chất lượng, bồi thường,... nhất là trong những vụ việc tranh chấp gần đây.

Dư luận quan tâm đến tranh chấp liên quan đến bảo hiểm nhân thọ

Theo Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), với tốc độ tăng trưởng trung bình 20%/năm, ngành bảo hiểm đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Hàng năm, ngành bảo hiểm chi trả hàng chục nghìn tỷ đồng tiền bồi thường và quyền lợi bảo hiểm cho các cá nhân, doanh nghiệp gặp rủi ro, góp phần ổn định ngân sách nhà nước.

Đây cũng là kênh huy động vốn trung và dài hạn, tạo công ăn việc làm cho hơn 1 triệu lao động, qua đó ổn định an sinh xã hội. Cho đến nay, thị trường bảo hiểm có 78 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Bên cạnh các mặt tích cực, thị trường bảo hiểm hiện nay đang nảy sinh một số vấn đề về chất lượng hoạt động tư vấn, chăm sóc, cũng như bồi thường quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng... Đặc biệt, dư luận đang rất quan tâm tới những vụ việc tranh chấp gần đây liên quan đến bảo hiểm nhân thọ.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc Hội chia sẻ tại tọa đàm 'Bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm'. 

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc Hội chia sẻ tại tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm”. 

Thông tin tại tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm”, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội cho biết, đã nhận được một đơn khiếu nại dài 5 trang liên quan đến vấn đề bảo hiểm. Đơn có tiêu đề “khiếu nại” nhưng toàn bộ nội dung của lại ở dạng tố cáo tới từ 100 công dân.

Đơn có nội dung về việc một công ty bảo hiểm thông qua kênh ngân hàng có hành vi lừa dối khách hàng gửi tiền tiết kiệm ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Trong đó, công ty có bắt họ cam kết không được thông tin việc thanh toán đó, rồi phải bảo đảm giữ bí mật… 

“Chúng ta phải nhìn nhận câu chuyện liên quan đến tài chính, sở hữu chéo ngân hàng; sự móc nối chằng chịt quan hệ tài chính giữa các chủ thể, đơn cử mối quan hệ giữa bảo hiểm và ngân hàng. Rõ ràng, bảo hiểm là một trong những lĩnh vực dự phòng và chống rủi ro nhưng bây giờ lại là rủi ro”, ông Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ.

Nhận định về những hạn chế của ngành bảo hiểm, bà Phạm Thu Phương, Phó cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) nêu 3 nguyên nhân chính: Hợp đồng bảo hiểm chưa phù hợp, rõ ràng với khách hàng; Chất lượng hoạt động của nhiều đại lý chưa cao, tư vấn chưa đầy đủ, khách quan, nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư; Khách hàng chưa quan tâm tìm hiểu kỹ quyền lợi, mục tiêu khi tham gia bảo hiểm,…

“Tôi cho rằng nguyên nhân chính là chất lượng của hoạt động tư vấn chứ không phải là chất lượng của quy định. Có thể người ta không làm đúng theo quy định đấy và dẫn đến thông tin không đầy đủ, thông tin bị sai, đấy là từ một phía.

Vì thế, vấn đề thực thi pháp luật ở đây đang là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Từ công ty bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị tư vấn… đều được quy định ràng buộc trong luật”, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế chia sẻ tại tọa đàm “Bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm”.

Giải pháp để ngành bảo hiểm lấy lại niềm tin từ khách hàng

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có việc giúp người dân hiểu đúng về vai trò của bảo hiểm, từng loại hình bảo hiểm, ông Lưu Bình Nhưỡng đưa ra một số giải pháp.

Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng đặc thù, vì vậy phải chuẩn bị tâm thế, hiểu biết, trình độ đặc thù, điều kiện tham gia phải bảo đảm. Phải chuẩn bị chính sách, pháp luật, giáo dục, tuyên truyền để hai chủ thể đi đến với nhau.

Nhà nước phải bảo đảm hợp đồng tốt để khách hàng tự bảo vệ chính mình. Ông Lưu Bình Những cũng nêu quan điểm cần quay trở lại vấn đề hợp đồng mẫu, để tránh giữa các công ty bảo hiểm mỗi nơi một kiểu.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ trong quá trình xử lý vi phạm. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội cũng phải công bố thông tin đánh giá các doanh nghiệp.

Thứ ba, cần biện pháp ghi âm ghi hình các hợp đồng, thậm chí phát cho người mua bảo hiểm hướng dẫn cụ thể và chịu trách nhiệm về hướng dẫn đó. Thông qua việc ứng dụng công nghệ cao trong quản lý hoạt động của lĩnh vực này, để ghi lại toàn bộ dấu vết về quan hệ tài chính.

Các chuyên gia cho rằng, vai trò của hiệp hội trong đẩy mạnh quản lý lĩnh vực bảo hiểm là rất quan trọng. 

Các chuyên gia cho rằng, vai trò của hiệp hội trong đẩy mạnh quản lý lĩnh vực bảo hiểm là rất quan trọng. 

Thứ tư, tăng cường hơn nữa giáo dục, phổ biến pháp luật về lĩnh vực này, nhất là công tác truyền thông.

Thứ năm, nâng cao năng lực của các cơ quan tư pháp trong lĩnh vực này. Qua đó, vụ việc vi phạm, cơ quan tư pháp đủ chuyên môn để giải quyết đúng người, đúng tội, tránh oan sai.

Thứ sáu, các cơ quan Nhà nước phải nghiên cứu kỹ việc tăng tính chế tài. Tất cả văn bản hiện nay về lĩnh vực này phải tăng chế tài vì nó liên quan đến toàn bộ hệ thống doanh thu, lợi nhuận… Tăng cả chất lượng và số lượng chế tài, là cách tạo hàng rào bao quanh bên ngoài để chúng ta bảo vệ các quan hệ cốt lõi.

Cho rằng những lùm xùm này ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của khách hành, người chưa mua sẽ không muốn mua, ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đề nghị cần giải quyết vấn đề này một cách tổng thể.

Cụ thể, cần tuyên truyền để cho người dân hiểu đúng hơn ý nghĩa cốt lõi của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng.

Hiện nay, Hiệp hội đang cùng doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn, còn vấn đề qua kênh ngân hàng, nếu khách hàng không muốn mua thì sẽ hủy hợp đồng rất nhanh. “Chúng tôi cũng kiến nghị trong hợp đồng bảo hiểm nên đưa thêm tiêu chí duy trì hợp đồng bảo hiểm năm thứ hai. Nếu hợp đồng 5 năm mà năm thứ hai họ không có nhu cầu nữa thì cần có giải pháp giải quyết thỏa đáng”, ông Ngô Trung Dũng cho hay.

Doanh nghiệp cũng cần yêu cầu đại lý thực hiện đúng quy định hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như quy định nghề nghiệp của hiệp hội của chính doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đang trong quá trình rà soát các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp của đại lý để phù hợp với Luật Kinh doanh bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.

Khó khăn của ngành bảo hiểm là cơ hội để Bảo hiểm Agribank hoàn thiện hơn

Các vụ lùm xùm trong lĩnh vực bảo hiểm đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn ngành, điển hình là Bảo hiểm Agribank - một đơn vị bảo hiểm phi nhân thọ, cũng không phải ngoại lệ khi ghi nhận mức tăng trưởng âm trong 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ 2022.

Ông Đỗ Minh Hoàng, quyền Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, Bảo hiểm Agribank.

Ông Đỗ Minh Hoàng, quyền Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, Bảo hiểm Agribank.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Minh Hoàng, quyền Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, Bảo hiểm Agribank luôn kiên định đi tiên phong triển khai hoạt động kinh doanh chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn để bảo vệ vốn của ngân hàng mẹ (Agribank). Bảo hiểm Agribank đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ, qua khó khăn cũng là dịp để nhìn lại chính mình, để hoàn thiện hơn. 

Về Agribank, bên cạnh việc có văn bản yêu cầu Bảo hiểm Agribank tuân thủ nghiêm túc quy định pháp luật và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan chức năng, trong tháng 4 cũng đã thành lập 8 đoàn thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động triển khai bảo hiểm đối với các đơn vị thành viên trong toàn quốc, bán các sản phẩm phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Theo ông Đỗ Minh Hoàng, để đảm bảo quyền lợi cho người mua bảo hiểm, Bảo hiểm Agribank xác định phải tập trung vào tất cả các khâu: trước, trong quá trình bán hàng và cả dịch vụ sau bán hàng. Trong đó, hai yếu tố mang tính chất kim chỉ nam cơ bản: 

Thứ nhất, mọi hành vi của mình phải luôn lấy khách hàng làm trung tâm, phải coi trọng quyền, đặt quyền lợi tối ưu cho khách hàng.

“Khách hàng của Bảo hiểm Agirbank đến 95% là bà con nông dân. Nếu mình cứ đưa ra những hợp đồng phức tạp, sản phẩm rườm rà, đưa ra những quy trình và thủ tục nhiêu khê thì đương nhiên chúng tôi không thể tổn tại 16 năm qua bên cạnh dòng vốn tín dụng của Agribank được. Do vậy chúng tôi quan niệm, hoạt động thiết thực đầu tiên là phải thiết kế cho được sản phẩm đơn giản, dễ hiểu và có thể chuyển đổi số ngay lập tức”, ông Hoàng chia sẻ.

Thứ hai là phải tăng cường công tác đào tạo đại lý, tuyên truyền giáo dục rồi công tác truyền thông kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, rồi các cơ quan đài, báo tại địa phương để đưa tin, viết bài về chương trình ưu đãi của gói tín dụng Bảo hiểm Agribank.

Bản thân doanh nghiệp chúng tôi cũng thiết lập những bộ phận chăm sóc khách hàng, đường dây nóng 24/7, nâng cao các ứng dụng về công nghệ thông tin.

Thời gian qua, Agribank đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Bộ NN-PTNT để triển khai cung cấp tín dụng cho đề án năm vùng nguyên liệu thí điểm đạt chuẩn, và đề án triệu ha lúa đạt cao sản tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiệm vụ này Agribank cũng giao trách nhiệm cho Bảo hiểm Agribank phải có thiết kế các sản phẩm bảo hiểm để bảo vệ vốn tín dụng trong khu vực tam nông này.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.