| Hotline: 0983.970.780

Khó khăn thu hồi đất rừng bị lấn chiếm

Thứ Ba 27/03/2018 , 13:49 (GMT+7)

Hẹn mãi với ông Phạm Tấn Việt, GĐ Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, lần này tôi mới có dịp đi thực địa tiểu khu 50, ở xã Ea Wy, huyện Ea H’Leo (Đăk Lăk).

Chúng tôi vượt qua chặng đường gần 10km toàn ổ voi, nắng thì bụi, mưa thì lầy, chỉ có một lối mòn duy nhất cho chiếc xe máy.

15-15-15_1
Người của Cty đốt thực bì tại tiểu khu 50

Ông Việt cho biết, hiện nay đang là mùa khô, đơn vị đã huy động toàn lực lượng với hơn 20 người để phòng chống cháy rừng, đốt thực bì ở những diện tích rừng trồng. Công tác đốt thực bì thường bắt đầu từ 5 giờ tới 9 giờ, còn buổi chiều lại gom thực bì để sáng hôm sau đốt.

Khi đốt thực bì chia theo nhóm, phân theo tuyến, ngọn lửa của ai đốt thì phải chịu trách nhiệm ngọn lửa đó. Cứ 1ha rừng trồng là 2 lần phát dọn thực bì và 1 lần gom đốt dọn. Theo ông Việt, một ha rừng trồng chi phí hết 30 triệu đồng cho chu kỳ 5 năm, nếu chăm sóc tốt có thể mang lại thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng/ha.

Cty Lâm nghiệp Ea Wy hiện quản lý hơn 10.849ha, trong đó có 5.900ha rừng tự nhiên, 2.800ha rừng trồng và rừng liên kết với các hộ dân. Diện tích rừng của Cty nằm trên địa bàn 4 xã Ea Wy, Cư Mok, Ea Ral, Cư Amung, huyện Ea H’Leo. Trong vùng có khoảng 26 ngàn nhân khẩu và gần 7.000 lao động, với hơn 80% người dân làm nông nghiệp.

Cuộc sống bà con còn nhiều khó khăn, nhất là khi đất đai ngày càng xói mòn, bạc màu, năng suất cây trồng giảm. Vì vậy, tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng ngày càng phức tạp, Cty phải thường xuyên phối hợp với địa phương rà soát và thu hồi các diện tích rừng bị phá, lấm chiếm đất rừng.

Từ năm 2012 cho đến nay, Cty đã thu hồi được 333,45ha. Cụ thể, năm 2013 thu hồi 93,86ha, năm 2014 thu 48,87ha, năm 2015 thu 55,92ha, năm 2016 thu 90,78ha và năm 2017 thu 44,02ha. Những diện tích đó đã trồng lại rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để tái sinh tự nhiên. Nhiều diện tích đất trống, đất nương rẫy bị xâm canh, lấn chiếm Cty cũng đã trồng rừng.

Từ năm 2012 - 2017, lực lượng QLBVR của Cty đã chuyển hồ sơ xử lý 54 vụ vi phạm, gồm lấn chiếm, xâm canh trái phép. Cty lập biên bản vi phạm ban đầu và chuyển hồ sơ lên cơ quan chức năng tiếp tục xác minh xử lý. Yêu cầu các hộ tự khắc phục, nhổ bỏ cây trồng trái phép, hoàn trả lại mặt bằng.

Việc thu hồi đất cũng gặp không ít khó khăn. Bởi đất rừng bị dân di cư tự do vào lấn chiếm để canh tác cây công nghiệp ngắn ngày, có diện tích đã trồng ăn trái thu nhập hàng năm rồi nên vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp là không dễ.

Hơn nữa khi trả lại đất, người dân không có đất sản xuất, không có vốn để trồng lại rừng, Cty sẽ tạo điều kiện cho người dân trồng xen cây cây ngắn ngày trên những diện tích rừng trồng lại trước khi cây trồng chưa khép tán, để bà con có thu nhập thêm.

Ông Việt thừa nhận, đã từng có điểm nóng là tiểu khu 96 và 102. Như các hộ ông Nguyễn Xuân Trình, ở thôn 2b, ông Nguyễn Cường xã Ea Wy, ông Hùng ở thôn 11, xã Cư Amung… là những đối tượng chuyên phá rừng lấy đất bán lại cho các người dân có nhu cầu. Vì vậy, rừng trồng của Cty đã bị các đối tượng này lén lút phá hại bằng cách tỉa thưa dần.

Để xử lý, lực lượng QLBVR phải kiên trì, vận dụng sáng tạo, vừa mềm mỏng nhưng cũng cần kiên quyết, phải xem đây là kế hoạch tổng thể, lâu dài không thể trong ngày một, ngày hai mà đạt kết quả ngay được.

15-15-15_2
Vườn ươm cây giống phục vụ công tác trồng lại rừng của Cty

Sau khi thu hồi đất, Cty đã chủ động giao đất, giao rừng trồng liên kết được 2.800ha, cho 2.000 hộ dân trong vùng. Ngoài ra, xây dựng nhiều mô hình làm thí điểm có hiệu quả cao trong giao khoán, quản lý và BVR để bà con làm theo. Phối hợp với chính quyền tuyên truyền đến người dân đang canh tác trên lâm phần hiểu rõ lợi ích của việc trồng rừng theo hướng hàng hoá tập trung.

Đến nay, đã có 400 hộ ở 13 thôn, buôn ký cam kết thực hiện về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Người dân tuy đã nhận thức được tác dụng, lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng nhưng chưa thấy được đầy đủ vai trò, vị trí, ý nghĩa của rừng đối với môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

 

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê Việt Nam quý II sẽ tăng do nhu cầu thế giới tăng?

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 756.000 tấn cà phê, trị giá 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về lượng và 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.