| Hotline: 0983.970.780

Khó tiêu thụ, cam “treo cành”

Thứ Năm 05/04/2012 , 10:06 (GMT+7)

Khi đến một số vườn cam, nhiều người thấy một hiện tượng lạ: Trên một cây cam vừa có quả chín vừa có lộc non và nụ hoa.

Cam sành là loài cây ăn quả đặc sản của Hà Giang và được trồng tập trung tại 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình.

Tính đến cuối năm 2011, diện tích cam sành của Hà Giang là 1.576,8 ha và sản lượng ước đạt 8.610,8 tấn. Theo qui luật của mùa vụ thì cam sành thường chín từ tháng 11 dương lịch đến tháng 1 năm sau. Đây cũng chính là thời điểm thu hoạch thích hợp đối với cam sành. Nhưng oái oăm thay là năm nay cho tới thời điểm cuối tháng 3 dương lịch mà nhiều gia đình trồng cam ở Hà Giang vẫn còn để quả trên cây. Hiện tượng này được người dân gọi là “cam treo cành”.

Khi đến một số vườn cam, nhiều người thấy một hiện tượng lạ: Trên một cây cam vừa có quả chín vừa có lộc non và nụ hoa. Lý giải hiện tượng này nhiều người trồng cam cho biết: Phải để “cam treo cành” là ngoài ý muốn của chủ vườn, vì nếu thu hoạch muộn sẽ làm giảm năng suất và chất lượng do quả xốp và chua hơn. Ngoài ra, nếu thu hoạch muộn như hiện nay sẽ làm giảm tuổi thọ của cây và giảm năng suất của vụ cam tới.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn: Mặc dù cam sành Hà Giang đã được đăng ký thương hiệu, nhưng do sự cạnh tranh gay gắt của cam quýt và các loại hoa quả của Trung Quốc về mẫu mã, chất lượng và giá cả. Hơn nữa, cam sành Hà Giang đã một phần bị thoái hoá làm cho quả chua hơn và nhiều hạt. Bên cạnh đó kèm theo dịch bệnh phá hoại…nên nhu cầu tiêu thụ cam sành của người dân cũng giảm đi, dẫn đến giá cam bị sụt giảm.

Theo ông Đặng Quang Lân, một chủ trang trại cam có diện tích trên 40 ha tại xã Vĩnh Hảo huyện Bắc Quang: Nếu giá cam sành vào thời điểm cuối tháng 3 dương lịch có bán được 20.000 đồng/kg cũng không bằng bán cam trước tết giá 8.000 đồng/kg. Vì theo ông Lân, nếu thu hoạch cam muộn như hiện nay không những làm giảm năng suất do quả bị xốp vì bị mất nước, giảm chất lượng và ảnh hưởng vụ cam... Nhưng khổ một nỗi là bán cam dịp chính vụ không hết, mà nếu cắt để bảo quản thì người tiêu dùng không mua do lo sợ nhà vườn dùng hoá chất bảo quản. Cực chẳng đã nhà vườn trồng cam sành Hà Giang phải để "treo cành"

Hiện tượng “cam treo cành” đã đặt ra nhiệm vụ cho các nhà quản lý và các cán bộ chuyên môn của Hà Giang về trước mắt cũng như lâu dài: Đó là bên cạnh việc qui hoạch lại vuờn trồng cam cần đi đôi với công tác phục tráng giống, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ KHKT đối với cây cam sành, trong đó cần quan tâm đối với công tác phòng trừ sâu bệnh. Đây cũng chính là cơ sở và tiền đề để giữ vững và không ngừng nâng cao uy tín của thương hiệu “cam sành Hà Giang”. Và chỉ có khi nào, cam sành Hà Giang sản xuất ra đến đâu bán hết veo đến đó, thì hiện tượng “cam treo cành” mới không tái diễn.

Xem thêm
Tiêu thụ điện lập kỷ lục mới trong những ngày đầu nghỉ lễ

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng tiêu thụ điện ngày cả nước và công suất cực đại hệ thống điện đã đạt kỷ lục mới.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất