| Hotline: 0983.970.780

Khoảng tối đằng sau sự xa hoa của “Gangnam Style”

Thứ Năm 25/10/2012 , 10:39 (GMT+7)

Dưới bóng của Gangnam, khu vực giàu nhất Hàn Quốc, Kim Bok-Ja, 75 tuổi, kéo chiếc xe đẩy chở những thùng giấy qua một thị trấn tồi tàn nằm trong một trong những thành phố phát triển nhất châu Á.

Dưới bóng của Gangnam, khu vực giàu nhất Hàn Quốc, Kim Bok-Ja, 75 tuổi, kéo chiếc xe đẩy chở những thùng giấy qua một thị trấn tồi tàn nằm trong một trong những thành phố phát triển nhất châu Á.

Tại một kho phế liệu địa phương, Kim mỉm cười nhẹ khi bà đếm những đồng tiền ít ỏi thu được từ việc bán những chiếc thùng, hộp mà bà thu nhặt trong suốt cả ngày.


Từ khu ổ chuột Guyrong nhìn về khu Gangnam (Nguồn: AFP)

“Đây là tất cả những gì tôi có thể làm để tồn tại, cho đến khi tôi chết, bởi vì tôi sống một mình và không có thu nhập gì,” bà nói.

Nhà của bà Kim ở Guryong – một khu ổ chuột bẩn thỉu bừa bộn với những ngôi lán bằng ván ép và vải nhựa được hình thành từ năm 1988 bởi những người bị đuổi ra khỏi thành phố Seoul xinh đẹp khi nơi này đăng cai Olympic.

Gần 25 năm sau đó, Guryong (được dịch là “chín con rồng”) đã có hơn 2.000 cư dân đến trú ngụ, với cuộc sống nghèo khổ ngang bằng với mức sống ở các nước thuộc thế giới thứ ba và không có các điều kiện vệ sinh phù hợp.

Nó có vẻ như cách xa hết mức thế giới xa hoa phù phiếm của người láng giềng Gangnam – một khu vực với những cửa hàng sang trọng và các câu lạc bộ đêm đã trở thành nổi tiếng sau bài hát “Gangnam Style” của rapper nổi tiếng Hàn Quốc Psy.

Những người lái taxi gặp khó khăn trong việc định vị Guryong, mặc dù nó chỉ cách Gangnam một con đường cao tốc 6 làn xe và bao phủ trên một khu vực rộng 30ha.

“Ngôi làng của chúng tôi là khu ổ chuột lớn nhất của Seoul, nhưng nó sẽ không xuất hiện trên bất kỳ bản đồ nào,” Lee In, 59 tuổi, phó chủ tịch Hội đồng các cư dân Guryong cho biết.

Một số lớn những cư dân đều ở độ tuổi 70 hoặc 80 tuổi và đang sống một mình, hầu hết trong số họ không nhận được bất kỳ trợ cấp nào của nhà nước.

“Rất nhiều trong số họ tham gia vào các công việc nặng nhọc hoặc những việc lặt vặt để kiếm sống qua ngày,” Lee nói. “Trên thực tế họ không bị chết đói phần lớn nhờ sự giúp đỡ của các tình nguyện viên và các nhóm tôn giáo.”

Một trong những khía cạnh đáng chú ý của Guryong là số những cây thánh giá gỗ có thể nhìn thấy được trên các mái nhà thấp, đánh dấu hàng chục nhà thờ đổ nát đang được phục vụ cho cộng đồng.

Một điều khác nữa là mỗi mét vuông đất đai đều được biến thành những mảnh vườn nhỏ nơi các cư dân trồng rau để bổ sung cho chế độ ăn uống của mình.

“Biểu trưng của sự bất bình đẳng”

Nhà tại Guryong được xây dựng bất hợp pháp, và khí đốt cũng như điện gần như không được cung cấp, khiến khói than trở thành nguồn sưởi ấm chính trong suốt mùa đông giá lạnh của Seoul.


Cuộc sống hàng ngày của người dân Guryong (Nguồn: AFP)

Một ngọn lửa trong tháng Giêng đã lan khắp các căn lều gỗ dán mỏng manh chỉ trong một vài phút, trong khi một trận mưa lớn cũng gây lụt lội vào tháng Bảy năm ngoái, phá hủy một phần lớn ngôi làng.

Lợi thế duy nhất khi sống trong các căn nhà thô sơ là nó dễ dàng được thay thế.

“Khi nó sập xuống vào ban ngày, chúng tôi có thể dựng lại nó vào ban đêm,” Kim Mi-Ran, một công dân 54 tuổi nói.

Sự trớ trêu của tình trạng đói nghèo ở Guryong – và yếu tố có khả năng dẫn đến sự biến mất của nơi này – là nó đang ngự trị trên một khu vực bất động sản mà những nhà đầu tư mong muốn từ lâu.

Đất đai thuộc sở hữu của tư nhân, nhưng những người định cư đã ở đó quá lâu nên họ đang ở một tình trạng bán hợp pháp được củng cố thêm bằng một quyết định của chính phủ, cấp cho họ thẻ tạm trú từ năm ngoái.

Đầu năm nay, một nhà đầu tư đã đưa ra một kế hoạch để xây dựng nhà ở cho thuê giá rẻ dành cho các cư dân Guryong và đầu tư tại khu đất họ bỏ trống lại.

Các nhà chức trách Seoul đã đề xuất một kế hoạch tương tự của riêng họ, và hai đề xuất đã đưa cộng đồng này vào giữa một cuộc tranh luận gay gắt về việc dự án nào có lợi hơn.

“Chúng tôi không tin tưởng vào việc các chính trị gia có thể thực hiện lời hứa và không bao giờ lời nói của họ có thể trở thành hành động,” Kim Mi-Ran nói.

Cưỡng chế là một phương án thay thế rõ ràng, nhưng các cơ quan chức năng rất cảnh giác với các hành động cực đoan.

Một nỗ lực để buộc những người cư trú bất hợp pháp ra khỏi một tòa nhà để dành cho việc tái đầu tư tại một khu vực khác của Seoul năm 2009 đã dẫn đến một cuộc đụng độ khiến 5 người và một cảnh sát thiệt mạng.

Park Won-Soon, một nhà hoạt động tự do trong một thời gian dài, người được bầu vào vị trí thị trưởng Seoul tháng Mười năm ngoái, đã nói rõ ràng rằng bất kỳ giải pháp nào dành cho Guryong sẽ phải phản ánh những quan điểm và lợi ích của cư dân nơi này.

“Theo thị trưởng hiện tại, sẽ không có câu hỏi về việc sử dụng biện pháp cưỡng chế,” một quan chức chính phủ cho AFP biết.


Guryong là biểu tượng của bất bình đẳng ở Hàn Quốc (Nguồn: AFP)

Đối với Kim Kyo-Seong, một giáo sư tại trường đại học Chung-Ang, Guryong là nơi tập trung tất cả mọi điều sai trái đối với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc.

“Đó là một biểu tượng mạnh mẽ về sự bất bình đẳng trong xã hội,” giáo sư Kim cho biết, trích dẫn về khoảng cách thu nhập ngày càng lớn, sự thiếu hụt những chế độ hỗ trợ cho dân số đang lão hóa nhanh chóng và bị gạt ra ngoài lề, đứng sau sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp nước này.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm