| Hotline: 0983.970.780

Khởi động 40 sản phẩm OCOP

Thứ Sáu 01/11/2019 , 14:10 (GMT+7)

Lần đầu tiên TP Cần Thơ đưa 18/40 sản phẩm tiêu biểu của Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) dự triển lãm thành tựu tổng kết 10 năm chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) toàn quốc, tổ chức tại tỉnh Nam Định vừa qua.

17-54-31_du_h_chu_-_dc_sn_noi_tieng_cu_huyen_phong_dien_tp_cn_tho_-_nh_hd
Dâu Hạ Châu - đặc sản nổi tiếng của huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.

Trong giai đoạn 2019-2020, chương trình OCOP sẽ tiêu chuẩn hóa 20 sản phẩm, dịch vụ và củng cố, phát triển 20 tổ chức kinh tế.

Sau quá trình phối hợp giữa Văn phòng Điều phối xây dựng NTM Cần Thơ và trường Đại học Cần Thơ tiến hành điều tra trên địa bàn 9 quận, huyện của thành phố đã xác định có 132 sản phẩm trong nhóm 6 ngành hàng. Tuy nhiên qua quá trình phân tích, sàng lọc, lựa chọn cho thấy còn nhiều sản phẩm qui mô sản xuất (SX) nhỏ, doanh thu mỗi năm còn thấp không đáp ứng các chỉ tiêu được tuyển chọn.

Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2020 đã được UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt chọn 40 sản phẩm có tiềm năng, thuộc 4 nhóm thực phẩm, đồ uống, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng. Đây là những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc địa phương hoặc được thuần hóa, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ.

Sau khi xác định các sản phẩm sẽ đưa ra hội đồng bình chọn các cấp huyện và cấp thành phố, sẽ chọn ra 2- 3 sản phẩm cho mỗi huyện để hỗ trợ phát triển SX và tiếp cận các kênh phân phối thị trường. Theo đó mục tiêu là phát triển SX, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế góp phần vào quá trình tái cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị.

Theo kế hoạch trong quý IV/2019, chương trình OCOP thành phố Cần Thơ sẽ tiêu chuẩn hóa 5 sản phẩm, dịch vụ hiện có, phát triển và củng cố 10 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP bao gồm các DN và các HTX, triển khai phát triển 1 làng du lịch kết hợp với các sản phẩm địa phương.

Trong năm 2020, định hướng đến năm 2030 chương trình OCOP sẽ thực hiện tiêu chuẩn hóa 20 sản phẩm, dịch vụ hiện có và đưa ra hội đồng xét chọn. Phát triển và củng cố 20 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP, bao gồm các DN và HTX. Đào tạo 100% cán bộ quản lý nhà nước (cấp thành phố và huyện). 100% lãnh đạo DN, HTX, chủ hộ SX có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình OCOP được đào tạo chuyên môn quản lý SX, quản trị kinh doanh và triển khai phát triển 3 làng du lịch kết hợp với các sản phẩm của địa phương.

Đến năm 2030, chương trình OCOP phát triển mới thêm 20 sản phẩm, dịch vụ, phát triển các tổ chức kinh tế phù hợp với số lượng các sản phẩm. Công nhận, chứng nhận ít nhất 5 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp quốc gia; phát triển 1 làng văn hóa du lịch; 5 làng du lịch kết hợp với các sản phẩm của địa phương.

17-54-31_mm_c_tr_ut_nh_-_nh_hd
Mắm cá tra Út Anh.

Các sản phẩm được bình chọn cấp quận, huyện xét công nhận 1- 2 sao, cấp tỉnh/thành phố xét công nhận 3- 4 sao và cấp Trung ương xét bình chọn công nhận 5 sao. Các sản phẩm bình chọn đạt sẽ đưa lên hệ thống thông tin điện tử OCOP của thành phố Cần Thơ, có cơ sở dữ liệu, ứng dụng phục vụ truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và thiết kế website giới thiệu và quảng bá sản phẩm, làng nghề tiêu biểu, tiếp nhận ý tưởng phát triển sản phẩm.

Ông Lê Văn Tính, Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM thành phố Cần Thơ, cho biết: Để phát triển các tổ chức kinh tế, phát triển sản phẩm, chương trình OCOP hỗ trợ các đối tượng/tổ chức đã tham gia OCOP nâng cấp về tổ chức SX và kinh doanh, bao gồm nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế hiện có.

Hình thành các HTX, DN nhỏ và vừa với các nhóm, hộ gia đình. Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở SX , mở rộng quy mô SX kinh doanh; kết nối các tổ chức OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác này theo nguyên tắc cùng có lợi.

Các sản phẩm OCOP của thành phố Cần Thơ tham gia triển lãm thành tựu 10 năm chương trình NTM toàn quốc gồm: Gạo hữu cơ My Hậu, Gạo đỏ an toàn (Vĩnh Thạnh), Cơm rượu (Cờ Đỏ), Rượu Mận 6 Tia, Bánh tráng Thuận Hưng (Thốt Nốt), Bánh Kẹo Ba Rích (Ô Môn), Bánh tét lá Cẩm - Bình Thủy, Tranh gạo, kết cườm (Ninh Kiều), Đông trùng Hạ thảo (Cờ Đỏ), Cá thát lát Phạm Nghĩa (Cái Răng), Mắm Ẩn – Thới Lai, Mắm, khô cá tra, da cá tra – Út Anh (Thốt Nốt), Làng nghề đan lưới Tân Hưng (Thốt Nốt), Xoài cát Lộc Hưng (Cờ Đỏ), Dâu Hạ Châu (Phong Điền), Sầu riêng (Thới Lai, Phong Điền), Cam xoàn, Nhãn Ido, Thanh nhãn (Phong Điền, Ô Môn), Đan lục bình Kim Hưng (Cái Răng).

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.