| Hotline: 0983.970.780

Không chất thải, nguyên tắc hàng đầu trong Chuỗi giá trị nông sản tuần hoàn

Thứ Hai 18/03/2019 , 09:47 (GMT+7)

Hội thảo “Cơ hội của chuỗi giá trị nông sản tuần hoàn, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi” của ĐSQ Hà Lan đã khép lại Triển lãm và hội nghị quốc tế lần thứ 2 về công nghệ sản xuất và chế biến rau, hoa quả tại Việt Nam.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của chuỗi giá trị tuần hoàn, ông Carel Richter, Tổng lãnh sự quán Hà Lan chia sẻ, chế biến rau quả là lĩnh vực quan trọng trong chuỗi giá trị nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu con người một cách bền vững và có trách nhiệm. Nó mang lại lợi ích cho chúng ta và liên quan đến mục tiêu đáp ứng thách thức môi trường mà Liên Hiệp Quốc đã đề ra. Chính sách tái cơ cấu nông nghiệp mà Việt Nam đang triển khai cũng vì mục đích này. Những kết nối hợp tác đạt được giữa các đơn vị Hà Lan và Việt Nam chính là để chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác để hoc hỏi lẩn nhau.

12-47-33_tls_h_ln_-_tri_v_mr_willem_schoustr_thm_tn_thuong_mi_h_ln
Hội thảo “Cơ hội của chuỗi giá trị nông sản tuần hoàn, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi”

Chia sè 20 nguyên tắc của chuỗi giá trị tuần hoàn, bà Heike Axmann, Giám đốc Dự án chuỗi cung ứng Trung tâm nghiên cứu về thực phẩm và sinh học Trường Đại học Wageninge, Hà Lan nhấn mạnh: Nguyên tắc không chất thải là hàng đầu. Để tối ưu hóa chuỗi SX cần lưu ý, chúng ta có thể kiếm tiền từ chất thải. Bởi không có cạnh tranh giữa thức ăn gia súc và thức ăn con người do vậy, từ thứ phẩm của thức ăn người, có thể sản xuất ra thứ phẩm cho gia súc. Sản xuất nông nghiệp hiện nay rất lãng phí vì 1/3 đi vào chất thải. Tại các nước đang phát triển thì khâu xử lý sau thu hoạch lãng phí nhất. Còn tại các nước phát triển thì khâu lãng phí nằm ở sự tiêu dùng.

Tỷ lệ lãng phí trong ngành trái cây Việt Nam hiện là 60%. Chất thải SX nông nghiệp toàn cầu hiện nay có thể nuôi được 2 tỷ người mỗi năm. Để xử lý vấn đề chất thải cần phải ghi nhớ, chúng ta có thể kiếm tiền từ rác thải. Muốn giảm thất thoát lãng phí phải làm tốt quản lý sau thu hoạch và tiêu dùng.

Việc quản lý sau thu hoạch cần lưu ý, chuỗi giữ lạnh không đảm bảo là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Chế độ lạnh phù hợp và duy trì lạnh không được gián đoạn. Việc vận chuyển xử lý nông sản cần giảm thời gian từ nông trại đến người tiêu dùng, trong đó vấn đề đóng gói đúng quy cách, bao bì phù hợp… rất quan trọng để không gây thất thoát.

Một ví dụ được đưa ra cho hoạt động XK Xoài của Việt Nam, phải tính được độ chín của trái cây để thu hoạch đúng thời điểm, giữ lạnh không phù hợp thì chất lượng xoài sẽ giảm, cần phải biết loại xoài nào thì cần nhiệt độ lạnh như thế nào cho phù hợp để kiểm soát được độ chín và vận chuyển cách nào nhanh nhất, từ đó làm bài tính để sao cho xoài sang đến Hoa Kỳ, vẫn còn tươi trong pallet. Rồi đến việc tối ưu hoá sản phẩm nông nghiệp để không lãng phí. Như hạt xoài, vỏ xoài cũng là nguyên vật liệu như ngành dừa đã làm được, từ vỏ trái dừa, lá dừa, thân dừa… đều có sản phẩm ra thị trường. Hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản, bà Axmann đưa ra “mô hình đẩy – kéo” (Push to Pull).

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký hiệp hội trái cây Việt Nam chia sẻ, công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam đang đối mặt với những thách thức rất lớn, nhất lá áp lực cạnh tranh cao từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Nâng cao chuỗi giá trị thực phẩm không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà của toàn thế giới. Ngay tại các nước châu Âu cũng thường xuyên phải cải tiến. Trong đó, các chuỗi giá trị thực phẩm phải chú ý đến việc nâng cao lợi nhận cho nông dân, giúp họ ý thức được trách nhiêm của mình trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, từ vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến… đều phải áp dụng quy trình quản lý chất lượng, đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm