Đó là quan điểm của ông Nguyễn Thế Phương, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Sơn La khi trao đổi với NNVN về những cách làm, định hướng của Sơn La trong phát triển kinh tế hợp tác tại Sơn La.
Ông Nguyễn Thế Phương |
Chỉ trong vòng 2 - 3 năm trở lại đây, Sơn La đã tạo được bước nhảy vọt cho kinh tế hợp tác, với số lượng HTX tăng 3 - 4 lần. Theo ông, đâu là yếu tố quan trọng để tạo được bước chuyển biến ấn tượng này?
Khách quan mà nói, sự tăng mạnh về HTX ở Sơn La trong thời gian qua có yếu tố thời cơ, với sự bứt phá mạnh mẽ của một số nhóm ngành hàng trong xu thế chung của cả nước, nhất là rau quả, thủy sản, trong đó đây lại là những lợi thế lớn mà Sơn La có. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tỉnh có những cách làm riêng để tạo đòn bẩy cho HTX.
Một là công tác tuyên truyền đã được tỉnh xác định là việc tiên phong hàng đầu. Bản thân tôi khi còn là lãnh đạo ở huyện vùng sâu Sốp Cộp, đã nhận thấy không chỉ nông dân, mà ngay bản thân đội ngũ cán bộ, chính quyền ở cơ sở gần như không nắm được thông tin gì về HTX, cả về chủ trương, đường lối, chính sách... vì vậy, Liên minh HTX tỉnh đã tham mưu cho Đảng ủy, HĐND, UBND tỉnh cần phải đẩy mạnh trước hết về công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức một cách sâu rộng tới tận cơ sở, tới từng nông dân...
Theo đó năm 2017, được giao làm liên minh HTX, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với các địa phương đã tổ chức 14 hội nghị lớn dành cho sáng lập viên HTX. Thông qua nhiều hội nghị tập huấn, đội ngũ sáng lập viên và đông đảo các nông dân SX giỏi, các đảng viên trong tổ chức chính quyền cơ sở, họ đã phần nào hiểu được những kiến thức, thông tin về chính sách, chủ trương về HTX, nhất là Luật HTX năm 2012, đặc biệt là về bản chất và những lợi ích mà HTX mang lại. Đây là những hạt nhân nòng cốt để họ tuyên truyền, vận động, thuyết phục và thu hút hệ thống các xã viên tới từng thôn bản, tạo nền móng để ra đời HTX.
Họ đã hiểu được những vấn đề đơn giản như với đặc thù tỉnh miền núi, bị chia cắt, giao thông xa, việc HTX đứng ra mua chung vật tư phân bón sẽ rẻ hơn, đảm bảo chất lượng hơn nhiều so với mua qua đại lý, mỗi nông dân mua một ít... Thông qua các hội nghị sáng lập viên, nhiều HTX trước đây vốn chỉ có cái tên, cái mác, nay đã biết cách tổ chức, phân công nhiệm vụ ra sao, có phương án SX thế nào...
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phối hợp với nhiều cơ quan thông tin đại chúng cả Trung ương và địa phương, tổ chức các chương trình phát thanh, truyền hình cả bằng tiếng các dân tộc thiểu số lớn trong tỉnh để tuyên truyền về chủ trương, chính sách, mô hình điển hình về HTX, nhất là chương trình trồng cây ăn quả trên đất dốc. Nhiều HTX đã được thành lập, ra đời nhờ nắm bắt qua kênh này...
Chính sách kịp thời là yếu tố quan trọng giúp HTX tại Sơn La phát triển mạnh |
Ông có thể chia sẻ những chính sách, cách làm cụ thể của tỉnh trong việc phát triển HTX?
Thời gian tới, theo ông Nguyễn Thế Phương, hướng đi của Sơn La không chỉ mở rộng về số lượng, quy mô HTX, mà còn hướng các HTX thành các liên hiệp HTX, theo hướng bổ trợ cho nhau để quay vòng, khép kín trong hệ thống SX nhằm hạ tối đa giá thành SX. Ví dụ liên hiệp giữa nhóm các HTX về trồng cây ăn quả với các HTX về chăn nuôi, giữa HTX về nông nghiệp với thủy sản. HTX về chăn nuôi liên kết với HTX về trồng trọt để trực tiếp tiêu thụ một số sản phẩm từ trồng trọt làm thức ăn cho chăn nuôi để hạ giá thành; ngược lại, HTX trồng trọt có thể tái sử dụng chất thải từ các HTX chăn nuôi; HTX thủy sản tái sử dụng một số phụ phẩm của nhóm HTX về trồng trọt... Ngay cả trong một HTX cũng chủ trương có đa dạng hình thức đa lĩnh vực cùng tham gia để bổ trợ cho nhau theo hướng vừa có hộ làm chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt, dịch vụ... |
Trong 2 năm 2017 - 2018, tỉnh đã có hàng loạt chính sách về phát triển nông lâm thủy sản, trong đó, luôn lấy HTX làm trung tâm và là đối tượng thụ hưởng chính của các chính sách. Điển hình như: Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Sơn La về Chính sách hỗ trợ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản và chế biến, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2021; Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày 8/12/2017 Phê chuẩn Đề án về Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020; Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021...
Các nghị quyết này đều có các chính sách rất cụ thể, dễ thực hiện chứ không chung chung, trong đó, các chính sách hỗ trợ chỉ hỗ trợ cho nông dân chỉ tới HTX, chứ không dành cho các hộ cá thể.
Dĩ nhiên các HTX ra đời không hoàn toàn để hưởng chính sách, nhưng đây cũng là điều ràng buộc để thúc đẩy các HTX ra đời, bởi chỉ khi họ thành lập HTX thì mới được hưởng các chính sách ưu đãi...
Có một thực tế là nhiều nơi hiện nay, thành lập HTX đôi khi còn nặng về hình thức, thậm chí để cho đủ chỉ tiêu. Nhiều HTX ra đời nhưng chỉ có cái biển, chỉ có cái mác mà không có hoạt động gì. Sơn La được đánh giá là có tỉ lệ HTX hoạt động có hiệu quả ở mức cao. Đâu là quan điểm của tỉnh khi phát triển HTX để tránh tình trạng này?
Chủ trương xây dựng HTX của tỉnh là phải gắn với các vùng có lợi thế, chứ không mở ra tràn lan, chỗ nào cũng lập HTX. Trong đó, lấy các vùng đã và đang hình thành các vùng SX hàng hóa, trên cơ sở có lợi thế của địa phương để lựa chọn thúc đẩy thành lập HTX, gắn với xây dựng thương hiêu.
Ví dụ các huyện như Quỳnh Nhai, Mường La thì tập trung chính sách và thúc đẩy cho các HTX thủy sản; Mộc Châu, Yên Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Sông Mã thì phát triển HTX về cây ăn quả; Mộc Châu, TP. Sơn La, Mai Sơn thì phát triển HTX trồng rau...
Bên cạnh đó, chủ trương của tỉnh là phải gắn HTX với các DN. Theo đó, đã có chính sách kêu gọi, tạo điều kiện thu hút đầu tư, và thời gian qua cũng đã có hàng loạt DN vào Sơn La như Tập đoàn TH đã xây dựng NM để chế biến nhãn, cây có múi; Tập đoàn Nafoods đầu tư trồng và chế biến - XK chanh leo; Cty FI chế biến rau quả; Cty An Phước phát triển cây gai xanh...
Khi thu hút DN, Sơn La cũng chỉ khuyến khích đối với các DN kết liên kết SX, bao tiêu toàn bộ sản phẩm gắn với các HTX chứ không khuyến khích DN tập trung đất, càng không khuyến khích DN liên kết với từng nông hộ. Đây là hướng đi rất tốt đã bước đầu khẳng định tính ưu việt, đã thành công trên thực tế, điển hình như cây chanh leo. Đây cũng là điều mà DN rất ủng hộ. Nhờ cách làm này, đa phần các HTX thành lập ra đều hoạt động trơn tru, có hiệu quả ngay lập tức.
Chính sách kịp thời là yếu tố quan trọng giúp HTX tại Sơn La phát triển mạnh |
Để nâng cao chất lượng hoạt động của HTX, Liên minh HTX tỉnh cũng đã tham mưu cho tỉnh có chương trình giám sát các HTX, thường xuyên đánh giá xem từng HTX có hoạt động hay không? Hoạt động đã đúng luật, đúng bản chất, đúng quy định, đúng hướng chưa, đã đi vào bản chất vì mục đích thành viên chưa...? Nhờ có chương trình giám sát này, các địa phương đã kịp thời phân loại, có chính sách điều chỉnh và hỗ trợ cho HTX, đồng thời cũng giúp HTX nhận thức rằng HTX là phục vụ cho chính lợi ích của họ chứ không phải lập ra cho có hay để hưởng hỗ trợ.
Xin cảm ơn ông!
Đầu năm 2017, tỉnh cũng đã thành lập riêng một Ban chỉ đạo (BCĐ) về phát triển HTX do Trưởng Ban nội chính tỉnh kiêm Trưởng ban kinh tế của HĐND tỉnh làm trưởng ban. BCĐ đã liên tục làm việc với huyện ủy và UBND các huyện để cùng nhau nắm bắt, rà soát toàn bộ tới từng HTX trên toàn tỉnh. BCĐ theo đó đã kịp thời đề nghị UBND tỉnh đưa ra những chính sách cụ thể, kịp thời, sát với thực tế dành cho HTX. Qua rà soát nắm bắt, HTX nào cần giải thể thì hoàn tất giải thể, HTX nào còn yếu thì củng cố lại, hỗ trợ để phát triển, HTX nào cần thành lập thì hỗ trợ, hướng dẫn về pháp lí, thủ tục, hướng dẫn các cách thức để hưởng chính sách. Đây là điều rất quan trọng, phải cầm tay chỉ việc tới từng HTX, bởi không phải HTX nào cũng có đội ngũ quản lí đủ trình độ, hiểu biết để tiếp cận được chính sách. |
Ưu đãi về đất đai, vay tín chấp Để các HTX yên tâm hoạt động, tỉnh đã có yêu cầu các huyện rà soát, tạo điều kiện về quỹ đất, nhất là đất 5% của các địa phương để giao cho các HTX xây trụ sở, kèm theo khu vực sơ chế, bảo quản nếu có nhu cầu... Đối với một số vùng chưa người dân chưa được cấp sổ đỏ, tỉnh đã yêu cầu các sở ngành liên quan rà soát, khẩn trương cấp sổ đỏ cho người dân, trong đó ưu tiên hàng đầu cho các hộ là thành viên tại các HTX để họ yên tâm SX, có thể thế chấp vay vốn khi quá khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã đề nghị các ngân hàng, nhất là Ngân hàng NN-PTNT có cơ chế cho vay tín chấp dành cho HTX, theo đó năm 2017 đã giải quyết cho vay hơn 100 tỉ theo diện tín chấp cho các HTX. Ngày ra, Liên minh HTX tỉnh cũng dành các nguồn vốn như quỹ hỗ trợ HTX , mặc dù vậy còn ít những đã hỗ trợ được cho một số HTX về vốn. Quan điểm của chúng tôi là không hỗ trợ nhỏ giọt, rành mành mành ra, mà tập trung vốn vay đủ lớn cho một số HTX. Nhờ đó HTX nào được hỗ trợ vốn thì đều có chuyển biến rất rõ. |