| Hotline: 0983.970.780

Không có cầu, người dân hàng ngày dùng mảng tre vượt sông

Thứ Ba 06/09/2022 , 08:34 (GMT+7)

Do không có cầu để đi lại, người dân và học sinh ở xã Lương Thượng, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn vẫn thường ngồi mảng tre vượt sông, bất chấp nguy hiểm...

Níu giữ tính mạng bằng sợi dây cáp

Sông Bắc Giang chảy qua huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ngày thường yên ả, nhưng khi mưa lũ, dòng nước chảy xiết rất nguy hiểm. Để đến khu sản xuất, người dân các thôn Nà Làng, Vằng Khít của xã Lương Thượng bất buộc phải vượt sông sang bờ bên kia.

Không có cầu, người dân phải dùng bè mảng được làm bằng vật liệu đơn sơ là những cây tre ghép lại để di chuyển qua sông. Thứ duy nhất níu kéo sinh mạng của họ là sợi dây cáp mỏng manh được kéo từ bờ sông bên này sang bờ bên kia. Đây cũng là cách để đi đến trường của học sinh.

anh 3

Người dân ở xã Lương Thượng bất chấp nguy hiểm đến tính mạng để vượt sông bằng bè mảng tre như này. Ảnh: Ngọc Tú.

Bà Nông Thị Mọi, người thường xuyên phải đi bè mảng qua đoạn sông chia sẻ, bản thân đã từng bị ngã xuống sông và suýt mất mạng. Những ngày sau mưa, nước sông dâng cao, dù biết nguy hiểm nhưng cũng không còn cách nào khác nên vẫn phải đi mảng qua sông. Nhiều diện tích trồng lúa và hoa màu của người dân 2 thôn Nà Làng, Vằng Khít nằm ở hai bờ bên kia sông, vì vậy bắt buộc qua lại hàng ngày để làm việc.

Dù bà con đi lại thường xuyên bằng bè, nhưng ở khúc sông này không có phương tiện ứng cứu, không phao cứu sinh. Những chiếc bè đơn sơ và sợi dây cáp mỏng manh cũng chỉ an toàn phần nào, nên nguy hiểm luôn rình rập người dân mỗi lần qua sông, đặc biệt là vào những ngày thời tiết có mưa bão.

Ông Hoàng Văn Bảy, là người dân ở thôn Nà Làng, xã Lương Thượng cho biết: Đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra khi người dân vượt sông và rất nguy hiểm là vào ngày mưa lớn. Riêng với trẻ em đi học, do các bè mảng chòng chánh nên dễ bị trượt chân, ngã xuống nước, may là chưa có vụ tại nạn chết người nào xảy ra. Trong những năm gần đây, sông Bắc Giang thường có lũ lớn ở thượng nguồn ập về bất ngờ. Do vậy, để đảm bảo tính mạng nên những ngày trời mưa to là không dám vượt sông, trừ việc quan trọng bắt buộc.

anh 4

Để có thể đưa máy móc nông nghiệp vào vùng sản xuất, thì người dân chỉ còn cách lội sông lúc nước cạn. Ảnh: Ngọc Tú.

Thiếu nguồn đầu tư

Người dân ở đây đã nhiều lần góp tiền làm cầu tạm, nhưng chỉ được được một thời gian là bị nước lũ cuốn trôi. Gần đây nhất, bà con góp 20 triệu đồng làm cầu gỗ nhưng đợt lũ tháng 4 vừa rồi cầu cũng bị cuốn trôi. Hiện nay, việc đi lại của người dân 2 thôn là Nà Làng và Vằng Khít của xã Lương Thượng phụ thuộc hoàn toàn vào chiếc bè mảng này.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Công Tú, Phó Chủ tịch UBND xã Lương Thượng thông tin, xã đã đề xuất nhiều lần xây cầu kiên cố để bà con đi lại an toàn hơn, nhưng do nguồn lực hạn chế nên chưa thực hiện được. Mỗi khi có đám ma, hay vụ việc bất ngờ rất khó tiếp cận vào trong bản. Để làm được cầu kiên cố, rất mong muốn được các cơ quan của huyện Na Rì và tỉnh Bắc Kạn xem xét đầu tư.

anh 5

Ông Nguyễn Công Tú, Phó Chủ tịch UBND xã Lương Thượng cho biết, bà con địa phương rất mong mỏi xây dựng một cây cầu kiên cố qua sông. Ảnh: Ngọc Tú.

Trong khi chờ đợi xây cầu kiên cố, hàng ngày người dân ở đây vẫn phải liều mình qua sông, rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào. Do đó, chính quyền địa phương thường xuyên phải có những có những cảnh báo và biện pháp đảm bảo an toàn tạm thời cho người dân.

Xem thêm
Đề xuất tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế

Nếu thực hiện tự chủ, các bệnh viện và trường đại học công lập có thể tăng viện phí hoặc học phí lên cao, khiến người bệnh, người học phải chi trả nhiều tiền hơn.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.