| Hotline: 0983.970.780

Tết trên khắp mọi miền Tổ quốc

Thứ Bảy 21/01/2023 , 14:42 (GMT+7)

Báo Nông nghiệp Việt Nam trân trọng gửi tới bạn đọc những hình ảnh chào đón năm mới Quý Mão 2023 trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Ảnh minh họa: TL.

Ảnh minh họa: TL.

"Chiều 30 Tết là cột mốc khởi sự cho năm mới bình yên. Cuộc trở về nơi chôn nhau cắt rốn vào chiều 30 Tết, mãi mãi như chuyến hành hương của đức tin và hy vọng", nhà báo Lê Thiếu Nhơn chia sẻ.

Tất cảTổng thuật

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

 

Hà Nội: Màn pháo hoa hoành tráng và một niềm tin vào tương lai

Thời khắc tháp đồng hồ tại Bưu điện Hà Nội điểm 12 giờ, pháo hoa rực rỡ đã mở màn một năm mới đầy hi vọng với người dân Thủ đô nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Sau 2 năm không được tận hưởng trọn vẹn không khí giao thừa, năm nay, người dân Hà Nội đã được mục sở thị màn pháo hoa chào đón năm mới vô cùng hoành tráng. Nhiều người hồ hởi ghi hình lại màn trình diễn để chia sẻ niềm vui năm mới cùng người thân. Chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam trong thời khắc giao thừa, nhiều người dân Thủ đô đều có chung một niềm hi vọng vào một năm mới tốt đẹp hơn.

Mãn nhãn với pháo hoa tại TP.HCM

Đúng 0 giờ, pháo hoa được bắn trên bầu trời TP.HCM chào Xuân Quý mão 2023 trong tiếng reo hò phấn khích của hàng ngàn người dân ở Bến Bạch Đằng. Năm nay TP.HCM bắn pháo hoa trong 15 phút tại hai điểm: đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức) và Công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11). Trong đó, tại khu vực hầm vượt sông có kết hợp chương trình nghệ thuật đón chào năm mới.

Anh Lê Minh Hùng, quê Đồng Tháp, lên Sài Gòn lập nghiệp từ nhiều năm trước, chia sẻ: “Mấy năm qua tình hình dịch Covid-19 nên cả nước khó khăn, ai cũng buồn, năm nay thì khác, vợ chồng, con cái tôi ra đây từ chiều tối, thấy vui lắm. Hy vọng năm 2023, tình hình kinh tế cả nước khởi sắc hơn”.

Trước đó, dịp Tết Nguyên đán năm 2021, TP.HCM không tổ chức bắn pháo hoa nhằm hạn chế tụ tập đông người khi dịch COVID-19 bùng phát, cũng là một lý do dịp bắn pháo hoa lần này có hàng ngàn người đến ngắm.

Lúc 0 giờ, ngày 22/1, tại quảng trường 2/4, TP Nha Trang (Khánh Hoà) hàng ngàn người dân và du khách đón giao thừa với màn bắn pháo hoa tầm thấp. Trong tiếng pháo hoa nổ đì đùng, mọi người reo mừng và chúc nhau mừng năm mới, với nguyện cầu mong một năm mới mọi điều đều tốt đẹp, an lành!

Pháo hoa tầm thấp trong đêm giao thừa tại TP phố biển Nha Trang.

Pháo hoa tầm thấp trong đêm giao thừa tại TP phố biển Nha Trang.

TP.HCM: Chen nhau chờ xem pháo bông

Còn ít phút nữa mới đến giao thừa, nhưng tại khu vực Bến Bạch Đằng, Q.1, TP.HCM, đoạn đường dài khoảng 800m, bắt đầu từ chân cầu Khánh Hội đến chân cầu Thủ Thiêm 2, một trong những điểm quan sát pháo bông tốt nhất, đã chật kín người. Phía công viên Bạch Đằng, không còn 1 chỗ trống. Từng tốp người từ trên dưới chục người trải tấm nhựa xuống các bãi cỏ tại Công viên.

Tương tự, phía bên kia đường, hàng ngàn người cùng xe máy chen kín lề đường và tràn xuống cả lòng đường. Một số bãi xe xung quanh khu vực này đã treo bảng hết chỗ nên nhiều người dựng xe xuống cả lòng đường. Lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động cũng “bỏ qua”, chỉ cần người dân không chiếm quá nhiều lòng đường, cản trở giao thông.

Trong khi hàng ngàn người đang háo hức chờ đón giây phút ngắm những bông hoa rực rỡ trên bầu trời đêm ở Bến Bạch Đằng thì cách đó không xa, tại khu vực đài sen, tượng đài Bác Hồ diễn ra 1 tiết mục hấp dẫn thu hút hàng trăm người đến xem, chật kín một đoạn đường. Đó là tiết mục biểu diễn lân sư rồng của đoàn lân sư rồng nổi tiếng nhất P.HCM: Đoàn lân sư rồng Tinh Anh Đường.

Hấp dẫn nhất là tiết mục lân múa trên giàn cột, hay còn gọi là trận pháp Mai Hoa Thung (giàn 24 cọc sắt, cao từ 1 đến 3m). Sau mỗi hồi trống, là tiếng vỗ tay rần rần. Rất nhiều đứa trẻ thích thú khi được cha mẹ bế lại để sờ tay vào bộ lông rất đẹp của con lân.

Người dân Hà Nội ùn ùn đi đón giao thừa

Còn 1 tiếng nữa mới đến thời khắc giao thừa, thế nhưng từng dòng người đã bắt đầu đổ về khu vực Hồ Hoàn Kiếm, địa điểm sẽ bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với pháo hoa tầm thấp và hỏa thuật. Trái ngược với không khí của 2 năm trước do phải áp dụng những biện pháp phòng chống dịch Covid-19, Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, người dân Thủ đô sẽ lại được tận hưởng bầu không khí thiêng liêng của thời khắc giao mùa một cách trọn vẹn nhất.

ho guom

Người dân miền Tây háo hức đón giao thừa, mừng năm mới

Người dân miền Tây sông nước lựa chọn những cách đón năm mới rất riêng, người đi lễ chùa, người xem bắn pháo hoa, ai cũng háo hức trong năm mới.

Ảnh 1

Người dân đến dâng hương tại một ngôi chùa tại bến Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, từ 21 giờ 30 phút ngày 21/1/2023 (đêm giao thừa), lượng phương tiện và người dân đổ về TP Cần Thơ để chào đón năm mới 2023 khá đông. Lực lượng cơ động, cảnh sát giao thông túc trực xuyên suốt tại các trục đường chính để phân luồng giao thông để tránh tình trạng ùn tắc cục bộ.

Trong đó, những khu vực thu hút người dân đến tham quan, vui chơi, đón giao thừa là vườn hoa xuân tại Công viên sông Hậu, bến Ninh Kiều và Công viên Lưu Hữu Phước. Người dân Cần Thơ có nhiều lựa chọn cách đón năm mới khác nhau, người đi xem pháo hoa, người đi lễ chùa cầu bình an trong năm mới, có gia đình lại lựa chọn đến tham quan để chụp ảnh lưu giữ kỉ niệm khoảnh khắc chào đón năm mới Quý Mão 2023.

Ảnh 2

Nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm tại vườn hoa xuân tại Công viên sông Hậu, TP Cần Thơ.

Tại tỉnh Cà Mau, cực Nam tổ quốc, sau 2 năm bị gián đoạn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, chào đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tỉnh Cà Mau đã tổ chức bắn pháo hoa đêm giao thừa tại 4 địa phương trên địa bàn tỉnh, là: TP Cà Mau, huyện Ngọc Hiển, huyện U Minh và huyện Đầm Dơi.

Ghi nhận vào lúc 22 giờ, dòng người đổ về trung tâm thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi để đón xem bắn pháo hoa khá đông, dẫn đến nhiều tuyến đường chính dẫn về TP Cà Mau và huyện Cái Nước kẹt cứng. Nhiều hộ dân ở tận các xã sử dụng xuồng máy, xe máy lên tận trung tâm thị trấn để chờ đón xem pháo hoa.

Nhiều hộ kinh doanh hoa kiểng, rau củ quả vẫn bán xuyên đêm để tranh thủ tiêu thụ hết lượng hoa còn tồn. Đồng thời, giảm giá mạnh để gỡ gạc lại tiền vốn.

Cùng nhau đưa ngành yến Việt Nam lên tầm cao mới

Ông Phạm Duy Khiêm

Ông Phạm Duy Khiêm, Chủ tịch Hội Yến sào Phú Yên, Phó Chủ tịch Hiệp hội yến sào Việt Nam

"Trong năm qua với sự nỗ lực một cách bền bỉ của Bộ NN-PTNT, đến tháng 9/2022, tức sau 4 năm đàm phán, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký nghị định thư cho phép nhập khẩu chính ngạch tổ yến từ Việt Nam", ông Phạm Duy Khiêm, Chủ tịch Hội Yến sào Phú Yên, Phó Chủ tịch Hiệp hội yến sào Việt Nam cho biết.

Cũng theo ông Phạm Duy Khiêm, đây là cơ hội cho ngành yến sào vươn xa, sánh tầm ngang với các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan...

Hiệp hội Yến sào Việt Nam trong năm qua luôn đồng hành cùng các chủ nhà yến, doanh nghiệp yến sào trên toàn quốc triển khai, hướng dẫn các chính sách mới, nhất là việc xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc trong tương lai gần. Bên cạnh đó, Hiệp hội còn hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho các nhà yến trên nhiều tỉnh, thành bị chậm phát triển đàn yến và đã đạt được kết quả khả quan hơn.

Những thách thức từ năm 2019 tới nay đã cho thấy sự đoàn kết, nhất trí cao giữa Hiệp hội và hơn 20.000 nhà yến trên 44 tỉnh, thành với quyết tâm cùng nhau đưa ngành yến Việt Nam lên tầm cao mới, nhằm phục vụ người Việt và cộng đồng người Hoa trên toàn cầu.

Bước sang năm 2023, Hiệp hội tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức, phát triển hội viên mới và thành lập thêm câu lạc bộ doanh nghiệp yến sào trực thuộc Hiệp hội trên toàn quốc và các Chi Hội tại các tỉnh.

Cùng với đó, tuyên truyền, phổ biến các hoạt động của Hiệp hội, văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan về hoạt động ngành nghề yến sào. Cũng như tiếp tục tư vấn, hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật khắc phục để nâng cao hiệu quả nhà yến. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hội nghị về quản lý, vận hành nhà yến, khai thác và chế biến sản phẩm từ tổ yến.

Đặc biệt, thực hiện tốt vai trò của Hiệp hội yến sào Việt Nam trong việc kết nối giữa chủ nhà yến và các tổ chức có liên quan để triển khai thành công Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc theo đường chính ngạch.

"Nhân dịp đón Tết cổ truyền Quý Mão 2023, tôi xin trân trọng gửi đến toàn thể Quý Hội viên, chủ nhà yến và doanh nghiệp yến sào toàn quốc lời chúc mừng năm mới: An khang, thịnh vượng và vạn sự như ý!", Phó Chủ tịch Hiệp hội yến sào Việt Nam nói.

Kỳ vọng của ngành gỗ trong năm mới

ong lap

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.

Chúng tôi có cuộc trò chuyện ngắn với ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam về kỳ vọng của ngành gỗ trong năm mới.

Thời khắc đón năm mới chỉ còn tính bằng giờ, trong không khí rạo rực của thời điểm giáp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, chúng tôi có cuộc trò chuyện ngắn với ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam về kỳ vọng của ngành gỗ trong năm mới.

Ông Lập chia sẻ: Trong năm 2023 và những năm tiếp theo, ngành gỗ cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu ra thị trường thế giới để đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa khách hàng.

Dự kiến trong năm 2024, ngành gỗ sẽ tổ chức Hội chợ Quốc tế ngành gỗ tại Bình Định. Hiện Công ty Tổ chức sự kiện ngành gỗ Việt Nam do ông Đỗ Xuân Lập “cầm trịch” đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Hỗ trợ Quốc tế ngành gỗ của Trung Quốc trong thời hạn 10 năm, đơn vị này thường tổ chức hội chợ có quy mô trên 40ha. Sau Hội chợ Quốc tế ngành gỗ tổ chức tại Bình Định vào năm 2024, những năm sau đó, ngành gỗ sẽ cố gắng tổ chức hội chợ thường niên, tập trung quảng bá thương hiệu đồ gỗ trang trí sân vườn.

Trong năm 2023, ngành gỗ Việt Nam phải khởi động việc sản xuất sạch, giảm phát thải carbon, để từ 5-8 năm sau ngành gỗ Việt cũng sẽ chịu áp thuế carbon dựa trên doanh số xuất khẩu cũng như các nước khác trên thế giới. Trong năm 2023, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam sẽ phân ngành gỗ trong nước thành 3 trung tâm chia đều cho 3 miền, mỗi miền sẽ chọn 1 số doanh nghiệp lớn cử người đi nước ngoài học tập quy trình sản xuất đồ gỗ giảm phát thải carbon để sau này khỏi bị động.

Chung tay mở rộng thị trường cho nông sản Việt Nam

z4053555901319_a298d7562152db12553e84184b2cfbda

Bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu.

Năm 2022 vừa qua, đối với Chánh Thu và bà con nông dân, các hợp tác xã liên kết có thể nói đã đạt được nhiều thành tựu. Đó là thành quả, cũng là bước đệm để chúng ta định vị sản phẩm mình đang ở đâu, chất lượng như thế nào, từ đó xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng, bền vững, là chỉ dấu cho thấy nông nghiệp Việt Nam thay đổi tư duy như thế nào.

Đặc biệt tư duy người nông dân liên kết với Chánh Thu đã rất khác trước. Đơn giản như xây dựng mã số vùng trồng. Ngày trước đi vận động rất khó khăn nhưng bây giờ bà con đã hiểu được phải có mới bán được hàng, phải sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, tiêu chí mới đảm bảo cho doanh nghiệp xuất khẩu…

"Ngày trước tôi đi về Sóc Trăng năn nỉ bà con bao trái vú sữa từng bị chửi là khùng. Cây vú sữa ngàn trái như thế ai mà bao nổi, nhưng bây giờ ở đó nhà nào cũng làm, không chỉ các sản phẩm xuất khẩu mà cả thị trường nội địa rất nghiêm chỉnh. Hợp tác xã, nhà quản lý, doanh nghiệp cũng vậy", bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu nói.

Theo cảm nhận của bà Vy, đã có sự thay đổi, đột phá có ý nghĩa rất lớn, tất nhiên mới chỉ là sự khởi đầu. Qua hai sự kiện sầu riêng và bưởi năm nay dù khá hài lòng nhưng để nói trọn vẹn như những gì mình muốn thì chưa. Bởi vì sau khi chúng ta mở cửa thị trường, cơ hội, yêu cầu của khách hàng rất lớn, nếu mình không đáp ứng được sợ rằng cơ hội sẽ bị bỏ lỡ.

"Tôi luôn nghĩ, thay đổi tư duy từ sản xuất sang kinh tế nông nghiệp là mỗi người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, nhà quản lý... bớt chút lợi ích trước mắt, cùng nhau hoàn thiện chuỗi liên kết và xây dựng lợi ích lâu dài", bà Ngô Tường Vy nhấn mạnh.

Chánh Thu với phương châm “Mỗi sản phẩm là một niềm tin”, bằng cái tâm của người làm nghề lâu năm lĩnh vực kinh doanh trái cây, luôn mong muốn xây dựng dây chuyền sản xuất quy mô, khoa học, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

"Chúng tôi đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm và niềm tin của khách hàng lên hàng đầu cùng tuyên ngôn 'Together We Make Vietnamese Fruit Brand' vững về chất lượng, mạnh về số lượng, xây dựng thương hiệu uy tín, hội nhập thị trường. Chánh Thu đã và đang từng bước đưa thương hiệu trái cây Việt Nam vươn xa trên thị trường thế giới", bà Vy tâm sự.

Nhân dịp đón Tết cổ truyền Quý Mão của dân tộc, tôi xin được gửi đến những người công tác trong ngành nông nghiệp, bà con nông dân lời chúc sức khỏe và hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ sự tin tưởng cùng nhau phát triển và gặt hái thành tựu, đến từ cảm xúc tự hào Việt Nam, sức khỏe để chúng ta cùng nhau chung tay đưa nông sản Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở nhiều thị trường các quốc gia tiên tiến.

Ông Nguyễn Hồng Lam: Chúc bà con nông dân và toàn ngành nông nghiệp năm mới thắng lợi mới

z4053555901712_5f8b69b44c0b1d2b5be73f3c535eaacf

Nhân dịp năm mới 2023 và Tết cổ truyền Quý Mão, ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Quế Lâm thay mặt Tập đoàn trân trọng gửi đến các đồng chí lãnh đạo, cán bộ ngành nông nghiệp, các địa phương và đặc biệt là bà con nông dân lời chúc Thiên thời – địa lợi – nhân hòa và an khang thịnh vượng.

"Vừa rồi tôi có đọc số báo đặc biệt mừng xuân Quý Mão của Báo Nông nghiệp Việt Nam, trong đó nội dung chủ yếu xoay quanh chữ đạo. Tôi rất tâm đắc với chủ đề này bởi suốt cuộc đời tôi và chặng đường hơn 30 năm gắn bó với con đường làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn cũng là vì chữ đạo. Đó là đạo làm nông nghiệp của những người tử tế", ông Nguyễn Hồng Lam chia sẻ.

Làm nông nghiệp dù ở góc độ nào cũng không thể vội vàng, đánh quả mà phải xây dựng lòng tin, sự tử tế sẽ như ngọn lửa nhỏ thổi dần lên thành vùng sáng lớn. Theo ông Lam, triết lý xây dựng Quế Lâm của ông chính bắt đầu từ sự bình tĩnh và chân thành. Sáng tạo và phát triển.

"Phải luôn làm mới mình, phát minh ra những chế phẩm phục vụ nền nông nghiệp và mục tiêu tối thượng của tập đoàn là vi sinh, thứ mãi mãi là chân lý của nền nông nghiệp hiện đại và nhân văn", Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Quế Lâm nhấn mạnh.

Tiếp tục chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Lam nói: "Ngày hôm nay, Quế Lâm đã là tập đoàn nông nghiệp tuần hoàn hàng đầu đất nước, sáng chế ra hơn 146 sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, doanh thu mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng… Có người nói ông Lam giờ nằm trên đống tiền, liệu đã thỏa mãn chưa? Chắc chắn là chưa.

Với khát vọng của người lính cụ Hồ, với hành trình xả thân mấy chục năm trời, tôi luôn tâm niệm thỏa mãn nghĩa là dừng lại, làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn không thể dừng lại được. Ở tuổi 75 bây giờ nhiều người gọi tôi là thầy, người gọi doanh nhân, người gọi là nông dân hay nhà khoa học của nhà nông…"

Nhưng cứ mỗi lần gặp gỡ, sẽ luôn thấy ông mới mẻ, dù ở góc độ nào vẫn thấy ông là người truyền lửa, truyền cảm hứng và dẫn dắt nhiều người đi chung con đường nông nghiệp trách nhiệm và tử tế.

Nhiều năm qua, Quế Lâm phối hợp với Bộ NN-PTNT, các địa phương, hợp tác xã, người nông dân để cùng nhau chia sẻ kiến thức, trách nhiệm, thay đổi tư duy sản xuất sang kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Đặc biệt, với việc Tổ hợp 4F ở Thừa Thiên – Huế hoàn thiện, Quế Lâm đã có hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn tiên tiến nhất, gắn kết giữa trồng trọt, chăn nuôi, khép kín đầu vào và đầu ra đã trở thành trường học cho rất nhiều nông dân ở các nhiều địa phương.

Kể từ khi hệ sinh thái nông nghiệp của Quế Lâm được xây dựng, mỗi hộ nông dân liên kết được đào tạo trở thành một mô hình kinh tế tuần hoàn, khép kín từ trồng trọt đến chăn nuôi, hàng tuần, hàng tháng ông Lam đều đứng lớp, vừa truyền cảm hứng vừa truyền đạt kiến thức đến người nông dân.

"Tôi hạnh phúc khi được giúp đỡ mọi người và muốn trút hết tâm huyết vì nền nông nghiệp sinh thái, không giữ lại gì cho riêng mình cả. Khát vọng hay xả thân nếu để người nông dân thành công xã hội sẽ được hưởng lợi, cớ gì chúng ta không làm. Hạnh phúc với tôi ở tuổi này là được chia sẻ thành công với càng nhiều người càng tốt, để vì một nền nông nghiệp an toàn, bền vững, vì sức khỏe cộng đồng và để không ai bị bỏ lại phía sau", ông Lam tâm sự.

Qua Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Lam xin được gửi đến độc giả của quý báo và bà con nông dân, kính chúc bà con nông dân và toàn ngành nông nghiệp Việt Nam năm mới thắng lợi mới:

Lại một mùa xuân Quý Mão về

Vẫn còn duyên nợ với dân quê

Nỗi đau dịch giặc gần qua hết

Biển bạc đồng xanh lắm bộn bề

Sản xuất kinh doanh môi trường sạch

Nông nghiệp tuần hoàn cứ mải mê

Công nghệ vi sinh đà kết nối

Sớm tối theo ta trọn một nghề.

VIDA và mục tiêu mở rộng thị trường cao cấp ở Trung Quốc trong năm Quý Mão

Nhập chú thích ảnh

Ông Nguyễn Đức Tùng, Tổng thư ký VIDA.

Ông Nguyễn Đức Tùng, Tổng thư ký VIDA cho biết, trong năm Nhâm Dần qua, VIDA đã thành công với những kế hoạch hỗ trợ Doanh nghiệp thành viên ở 3 nhóm vấn đề.

Thứ nhất, tổng hợp các vấn đề then chốt trong chính sách để nghị trình Chính phủ, Bộ ngành hữu quan tạo ra những thuận lợi đáng kể để doanh nghiệp nông nghiệp có cơ hội được vươn mình phát triển.

Thứ hai, chủ động tìm kiếm thị trường mới, mở rộng thị trường cũ giúp cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam lần đầu tiên tiếp cận được những thị trường khó tính nhưng giá trị xuất khẩu cao (EU, Mỹ,...)

Thứ ba, đẩy mạnh sàng lọc và lựa chọn được những công nghệ hiện đại, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu của thị trường để thuận lợi hơn trong việc giao thương.

Hướng tới năm mới Quý Mão, ông Nguyễn Đức Tùng nhấn mạnh, trên tinh thần đoàn kết, tin tưởng và phát huy triệt để những giá trị và thành tựu đạt được trong năm qua, VIDA cũng có những kế hoạch cụ thể.

Trước tiên là hoàn thành được việc liên kết với các địa phương có ngành nông nghiệp là trọng điểm kinh tế để xây dựng lộ trình số hóa triệt để, đưa nông nghiệp trở thành ngành có thành tựu xuất khẩu cao trong các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Tiếp theo là chủ động đàm phán với những thị trường mới, duy trì thị trường cũ nhưng dịch chuyển từ nông sản có giá trị nông sản thấp sang cao và mở rộng nhóm hàng có giá trị thương phẩm cao cho nhóm khách hàng thu nhập cao tại Trung Quốc.

Và cuối cùng là nghiên cứu, trao đổi, tổng hợp từ thành viên VIDA để tiếp tục tham vấn những chính sách tới bộ ngành để doanh nghiệp thuận lợi hơn nữa trong quá trình đầu tư, phát triển nhóm Nông nghiệp số Việt Nam.

"Nhân dịp năm mới, VIDA chúc cộng đồng doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ngày một chủ động, sáng tạo và đổi mới hơn nữa để góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam lên một vị thế mới 'vị thế của quốc gia có sản phẩm nông nghiệp tốt nhất khu vực và thế giới'", Tổng thư ký VIDA chia sẻ.

Riêng với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Đức Tùng nhắn nhủ: "Chúc quý báo một năm mới Quý Mão không ngừng sáng tạo, là nơi doanh nghiệp và nông dân cả nước tin tưởng và cậy nhờ".

Doanh nhân Vũ Mạnh Hùng: Kỳ vọng một năm 'thiên thời địa lợi' cho nông dân

ong vu manh hung

Doanh nhân Vũ Mạnh Hùng chờ đón thời khắc giao thừa bên gia đình.

Còn vài giờ nữa mới đến thời khắc giao thừa, thế nhưng “tổ ấm” của ông Vũ Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn, đã tràn đầy sắc xuân của mai vàng và hương bánh tét.

Chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam trước thời khắc “tống cựu nghinh tân”, ông Vũ Mạnh Hùng cho biết, năm 2022 là năm thử thách lớn đối với các doanh nghiệp nông nghiệp. Tuy nhiên, bà con nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua trở ngại để ngành nông nghiệp giữ đà tăng trưởng.

“Nông nghiệp tuy không tạo ra lợi nhuận đột biến nhưng hiệu quả rất bền vững”, ông Hùng chia sẻ và nhấn mạnh: “Tôi cảm nhận rằng, 2023 sẽ là năm cực kỳ khó khăn khi nền kinh tế đối mặt với áp lực lạm phát và lãi suất tăng cao. Khủng hoảng cũng giống như một cơn bão. Nếu chúng ta chuẩn bị tốt thì sẽ vượt qua được, còn nếu không chuẩn bị ngay từ bây giờ thì sẽ bị nó nhấn chìm”.

Riêng đối với các doanh nghiệp chăn nuôi, có 3 yếu tố quyết định thành công, đó là: phải có sự quyết đoán, phát triển theo chiều sâu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong tất cả các khâu trong quá trình sản xuất để đạt mục tiêu chi phí tối thiểu, lợi nhuận tối đa.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Số Việt Nam gửi lời chúc đến bà con nông dân, các chuỗi liên kết và hợp tác xã có một năm “thiên thời địa lợi”, mưa thuận gió hoà, dịch bệnh giảm đi, năng suất, chất lượng và giá trị các mặt hàng nông sản ngày càng nâng cao.

“Mía lộc” bày bán đầy đường phố Nha Trang, giá lên đến 50.000 đồng/cây

z4054422723828_ad84d7a40c915c50f3543da188398735

Hiện nhiều tuyến đường phố ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã bày bán “mía lộc” cho người dân mua trong đêm giao thừa đầu năm mới. Theo ghi nhận của phóng viên, chỉ riêng 2 tuyến đường gồm Lê Thánh Tôn, 23/10… đã có hàng chục điểm bán “mía lộc”, với giá dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/cây. Giá mía lộc này so với cây mía thường gấp 2-3 lần/cây.

Anh Sỹ, một người bán “mía lộc” gần chùa Long Sơn, nằm trên đường 23/10, cho biết, hầu như năm nào anh cũng bán “mía lộc” cho người dân vào chiều 30 Tết cho đến giao thừa. Năm nay anh đặt mua 200 cây mía từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chở về để bán cho bà con.

Theo anh Sỹ, tục mua “mía lộc” vào đầu năm mới có từ xa xưa đã trở thành một phần không thể thiếu trong không khí đón Tết của người dân. Trong đêm giao thừa, người dân thường mua 2 cây về đặt hai bên bà thờ gia tiên với ý nghĩa cầu chúc cho năm mới với nhiều may mắn, tốt đẹp. Thông thường, “mía lộc” phải là cây mía ngay thẳng, các lóng mía đều, đọt lá xanh tươi…

Hàng ngàn người dân TP.HCM đổ về đường hoa Nguyễn Huệ

Nhập chú thích ảnh

Tối 30 Tết, hàng ngàn người dân TP.HCM đổ về đường hoa Nguyễn Huệ, Q1 tham quan trong ngày cuối cùng trong năm Nhâm Dần.

Tại khu vực trước tượng đài Bác Hồ, do có chương trình ca nhạc nên thu hút nhiều người đến xem. Khung cảnh nhộn nhịp, người lớn, trẻ em xúng xính trong những bộ váy áo mới. Khu vực cổng đường hoa, nơi đặt linh vật mèo là nơi thu hút nhiều người đến chụp ảnh. Vì thế, phải "xếp hàng" chờ đến lượt vào chụp.

Năm nay, đường hoa Nguyễn Huệ gồm hai phần: “Xuân An Vui” và “Xuân Thịnh Vượng”. Ngoài các linh vật, các tiểu cảnh được bố trí nhiều hơn mọi năm. Công trình kéo dài 600 m từ đường Tôn Đức Thắng đến đại lộ Lê Lợi, sử dụng nhiều chất liệu như kim loại, xốp, mây, tre, nứa, gạch, vải,… cùng khoảng 88 loại hoa, 18 loại lá, gần 106.000 chậu, giỏ hoa các loại, hơn 300m2 cỏ.

Nhập chú thích ảnh

Đường hoa Nguyễn Huệ mở cửa chính thức trong 8 ngày, từ 19h ngày 19/1 đến 21h ngày 26/1 (28 tháng Chạp đến mùng 5 Tết Quý Mão). Người dân, du khách có thể vào tham quan tự do, không hạn chế số lượng người tham quan.

Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk chúc mừng năm mới người già neo đơn và các em nhỏ

z4054286534609_11cecac82217107a415154b20ad24eb0

Ông Nguyễn Đình Trung, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cùng lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh phát bao lì xì cho người già neo đơn.

Tối 21/1, ông Nguyễn Đình Trung, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cùng lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh phát bao lì xì cho các em nhỏ cùng người già neo đơn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

Tại đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn Đắk Lắk tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” chào năm mới Quý Mão 2023. Các em nhỏ cùng người già neo đơn không nơi nương tựa, người lang thang cơ nhỡ đang sống tại Trung tâm được thưởng thức các tiết mục văn nghệ; nhận bao lì xì năm mới từ Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk.

Ngoài ra, chương trình còn có hoạt động như gói bánh chưng, hội Tết xưa, các trò chơi dân gian. Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk hiện đang nuôi dưỡng 445 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, ngành, Trung tâm đã được đầu tư khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng. Hằng năm trung tâm đều tổ chức các hoạt động vui xuân đón Tết để thiếu nhi và những người đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại đây cảm nhận được không khí xuân ấm áp, vui vẻ, giúp họ cảm thấy có thêm niềm vui và động lực trong cuộc sống.

Nha Trang: Đông đảo người dân và du khách kéo đến Quảng trường 2/4

Nhập chú thích ảnh

Khu vực Quảng trường 2/4, TP Nha Trang.

Lúc 21 giờ, ngày 21/1, đông đảo người dân và du khách ùn ùn kéo đến khu vực Quảng trường 2/4, TP Nha Trang - nơi tổ chức chương trình văn nghệ, cũng là địa điểm bắn pháo hoa tầm thấp đón giao thừa.

Theo ghi nhận, lượng người, phương tiện đổ về quảng trường 2/4 càng lúc đông hơn. Các tuyến đường đổ về trung tâm thành phố như Lê Thánh Tôn, Hùng Vương, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú... hiện phương tiện qua lại cũng rất nhộn nhịp, đông đúc.

Để đảm bảo an toàn giao thông, cũng như tạo không khí vui tươi cho người dân chuẩn bị đón giao thừa, lực lượng Cảnh sát giao thông đã được bố trí trên các tuyến đường để điều tiết phương tiện.

Nhập chú thích ảnh

Các tuyến đường trung tâm TP Nha Trang cũng đông phương tiện qua lại.

Nha Trang: Hoa cúc Tết xả hàng nhưng vẫn ế

z4054214702289_63968d517ed07da5ba5c3b48a4682ba4

Nhiều điểm bán hoa tại khu vực Cầu Dứa, nằm trên đường 23/10, TP Nha Trang vẫn còn đầy hoa cúc.

Theo ghi nhận tại khu vực Cầu Dứa, nằm trên đường 23/10, TP Nha Trang hiện vẫn còn đầy hoa cúc, chưa bán được. Hiện giá hoa cúc đã giảm mạnh, từ 700-800 ngàn đồng/chậu đường kính 60cm, nay còn 300-350 ngàn đồng/chậu; loại cúc đường kính 50 cm hiện cũng chỉ từ 200-250 ngàn đồng/chậu, giảm nửa so với trước. Theo người bán hoa cúc nơi đây, chưa bao giờ việc bán hoa cúc mà khó khăn như năm nay, vì ít người mua.

Cách điểm bán hoa cúc Cầu Dứa không xa là điểm bán hoa cúc của chị Thắm, hiện vẫn còn 12 chậu bán chưa được. Chị Thắm cho hay, năm nay việc bán hoa của gia đình lỗ nặng. Nhập hoa vào hơn 500 ngàn loại đường kính 60cm, chưa tính tiền vận chuyển, thuê bãi. Ấy vậy mà, hiện bán xả giá còn 350-400 ngàn đồng/chậu và chợ hoa tận nhà, song hầu hết người đi qua lại nhìn, chẳng ai mua.

Tối 30 Tết, Sài Gòn vẫn nhộn nhịp!

z4054155487884_6d941b3c9b1910983a25cd5c254b86e2

Mặc dù thông thoáng hơn ngày thường, nhưng so với vài năm trước, khi chưa có dịch, thì đường phố Sài Gòn vẫn khá nhộn nhịp.

Lúc 19 giờ 30 phút, tại một số tuyến đường chính như Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch, Đồng Khởi, Nguyễn Du, Nguyễn Thị Minh Khai... lượng phương tiện lưu thông ước bằng khoảng 1/3 ngày thường. Tuy nhiên, không có tình trạng kẹt xe. Trên các tuyến đường đổ ra phố đi bộ Nguyễn Huệ và đường sách Lê Lợi như Lê Thánh Tôn, Pasteur, Tôn Đức Thắng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa... thậm chí lượng xe đông hơn bình thường.

Một trong những con đường đông người nhất là đường sách Lê Lợi. Tại đây, nhiều gia đình đắt theo con cái đến tham quan mua sách. Bên cạnh đó, có khá nhiều nhóm bạn trẻ. Đặc biệt, nhiều du khách nước ngoài cũng có mặt ở đường sách.

Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh

Tỉnh Cao Bằng trao 22.603 suất quà cho người nghèo ăn Tết Quý Mão 2023

Hơn 22.600 hộ gia đình nghèo, chính sách tại tỉnh Cao Bằng được tặng quà Tết. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hơn 22.600 hộ gia đình nghèo, chính sách tại tỉnh Cao Bằng được tặng quà Tết. Ảnh: Toán Nguyễn.

Các suất quà được trích từ Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương, các cấp trong tỉnh Cao Bằng, với tổng trị giá hơn 13,5 tỷ đồng, do Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng chủ trì.

Trong đó, Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương hỗ trợ 1.200 suất quà, trị giá 740 triệu đồng; Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Cao Bằng phân bổ 500 triệu đồng, tặng 1.000 suất quà; Quỹ “Vì người nghèo” các huyện, Thành phố tặng 3.700 suất quà, trị giá hơn 1,4 tỷ đồng; Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí - CTCP hỗ trợ 600 triệu đồng, tặng 600 suất quà; Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Cao Bằng tặng 600 suất quà, trị giá 900 triệu đồng; Quà của đoàn lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ 500 triệu đồng; các bộ, ban, ngành Trung ương, các công ty, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trực tiếp đến trao quà tại các huyện, Thành phố là 14.503 suất với tổng trị giá 8,1 tỷ đồng.

Đối tượng được nhận quà hỗ trợ là những hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào khó khăn, các đối tượng bảo trợ xã hội trong tỉnh Cao Bằng.

Với mong muốn người nghèo nào cũng được đón Tết, MTTQ các cấp tranh thủ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các nhà hảo tâm và cộng đồng xã hội với những hoạt động thiết thực, nhiều phần quà mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc tặng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ hoàn cảnh khó khăn mỗi khi Tết đến, Xuân để các hộ đón Tết Nguyên đán cổ truyền vui vẻ, đầm ấm.

Hà Tĩnh: 181 giàn pháo hoa sẵn sàng 'khai hỏa'

z4054101019209_19c8244d45aea3a065aabbbf79d7a2ab

181 giàn pháo hoa sẵn sàng 'khai hỏa' đón năm mới

Đến chiều tối nay 21/1 (30 Tết), việc thiết lập trận địa bắn pháo hoa đêm giao thừa tại Hà Tĩnh đã được Ban Chỉ huy (BCH) Quân sự thành phố hoàn thành.

Giao thừa năm Quý Mão 2023, tại TP Hà Tĩnh sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón năm mới trong 15 phút, bắt đầu lúc 0h tới 0h15’ ngày 22/1 với chủ đề “Mừng Đảng – Mừng Xuân".

Theo BCH Quân sự TP Hà Tĩnh, ngay sau khi tiếp nhận pháo hoa và các phụ kiện liên quan của Công ty TNHH MTV hóa chất 21, lúc 7h ngày 21/1, BCH Quân sự TP Hà Tĩnh đã vận chuyển tới sân UBND tỉnh để tiến hành lắp đặt. So với những năm trước, số lượng giàn pháo hoa chào đón năm mới năm nay lớn hơn với 181 giàn và 30 chủng loại pháo.

Thượng tá Nguyễn Xuân Thắng – Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh sau khi đi kiểm tra hiện trường đã biểu dương lực lượng tham gia lắp đặt trận địa bắn pháo; đồng thời, yêu cầu BCH Quân sự TP Hà Tĩnh tiếp tục tập trung lực lượng, rà soát các công việc theo chức năng nhiệm vụ, kiểm tra thật kỹ lưỡng các phương án, tránh để xảy ra sai sót trong quá trình tổ chức bắn.

Các lực lượng phối hợp nhuần nhuyễn, đảm bảo ANTT, PCCC, ATGT trước, trong và sau khi kết thúc bắn pháo hoa để người dân thưởng thức những màn trình diễn pháo hoa đẹp mắt.

Suối nước nóng Bản Mòng tấp nập thực khách chiều 30 Tết

z4054050952403_3e221e7d5214a5c2d9442a1e7e2019e6

Chiều 30 Tết, du khách đổ về Khu du lịch suối nướng nóng Bản Mòng đông hơn ngày thường.

Không khí tại Khu du lịch suối nước nóng Bản Mòng chiều 30 Tết còn nhộn nhịp hơn thường ngày, du khách từ nhiều nơi đổ về để thưởng thức ẩm thực đặc trưng nơi đây.

Suối nước nóng Bản Mòng thuộc xã Hua La, TP Sơn La là Khu du lịch cộng đồng nức tiếng của vùng Tây Bắc. Góp công "gầy dựng" thương hiệu chính là những người con đồng bào dân tộc Thái, sinh ra lớn lên ngay trên chính mảnh đất đặc biệt này. Theo ghi nhận của Nông nghiệp Việt Nam, tại suối nước nóng Bản Mòng có 17 hộ kinh doanh du lịch sinh thái. Người dân đã biết tận dụng vốn quý trời ban là "mó" nước nóng từ đầu nguồn để chia thành từng nhánh nhỏ để dẫn về, bơm vào từng phòng tắm để phục vụ nhu cầu của thực khách.

Yếu tố thu hút của Khu du lịch suối nước nóng Bản Mòng là thực đơn độc đáo, đậm đà hương vị của núi rừng Tây Bắc. Nổi bật phải kể đến đặc sản gà nướng, cá nướng... được chế biến tỉ mẩn, công phu, được tẩm, ướp gia vị đặc trưng (mắc khén, xả, gừng, tỏi ớt, lá chanh giã, trộn cùng nhau) tạo nên hương vị hiếm nơi nào có được.

Ngoài ra, còn có cơm lam, xôi nương, thịt gói, thịt băm, canh bon... như tăng thêm sức hấp dẫn của thực đơn. Giá cả không quá "chát", sau chế biến gà nướng có giá 240.000/kg, cá nướng 150.000/kg, chung quy 1 mâm (6 - 8 người) chỉ dao động từ 600.000 - 800.000 đồng, đó là một trong những lý do giúp Khu du lịch suối nước nóng Bản Mòng thêm phần hấp dẫn.

z4054055792287_02a666bdfba7249f0936185bc67d65ef

Thực đơn đậm đà hương vị của người Thái, giá thành lại phù hợp với túi tiền của thực khách.

Chị Lèo Thị Hòa, chủ Nhà hàng Hiền Điện cho hay: "Mùa đông và mùa Xuân là thời điểm hút khách hơn cả, riêng những ngày giáp tết khách tăng đột biến. Thông thường phải gọi điện đặt trước mới kịp chuẩn bị thực phẩm, dù vậy lắm lúc đành phải hủy đơn vì không kham nổi".

Chị Đinh Thị Nhung, trú tại phường Quyết Tâm, TP Sơn La chia sẻ: "Dịp lễ tết hay những ngày nghỉ cuối tuần, gia đình tôi thường lựa chọn Khu du lịch Bản Mòng, ẩm thực nơi đây rất độc đáo, lại phù hợp với túi tiền".

Bình Định: Ngôi chợ vừa cháy ‘hồi sinh’ trong chiều 30 Tết

Nhập chú thích ảnh

Trước chợ Bình Định phía bên đường Quang Trung thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định), nơi vừa xảy ra cháy chợ tối 28 tháng Chạp vẫn còn nhiều người đi chợ sắm đồ Tết.

18 giờ chiều 30 tháng Chạp âm lịch, giờ khắc đón giao thừa mừng Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã cận kề, tôi quay lại chợ Bình Định, ngôi chợ vừa cháy vào lúc 1h sáng 19/1 (nhằm ngày 28 tháng Chạp âm lịch) mới thấy ngôi chợ này đã thực sự hồi sinh. Phía cổng chợ nằm bên đường Quang Trung thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định), nơi xảy ra vụ cháy, dù trời đã sầm sập tối nhưng người đi chợ sắm Tết vẫn đông, kẹt xe ngay trước cổng chợ.

Nơi 20 ki-ốt bán hàng vải và đồ mỹ phẩm bị cháy rụi đêm hôm đó đã được bao bọc bằng những tấm bạt để người đi chợ nhìn khỏi phản cảm. Những hộ tiểu thương bị thiệt hại trong vụ cháy chợ đã được UBND thị xã An Nhơn kịp thời hỗ trợ để gia đình ăn Tết. Sau lưng chợ Bình Định phía đường Ngô Gia Tự dù có đỡ hơn, nhưng người đi chợ vẫn còn nườm nượp.

Nhập chú thích ảnh

Tại con đường Ngô Gia Tự thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn, Bình Định), sắc hoa cúc để trước mỗi căn nhà mang tới không khí Tết đến xuân về.

Cùng giờ này, tại khu bán hoa Tết tập trung ở thành phố Quy Nhơn trên đường Nguyễn Tất Thành, hoa vẫn còn rất nhiều.

Theo anh Nguyễn Văn Lư, người có nhà ở đường Đô Đốc Bảo, gần nơi bán hoa Tết cho hay: Đến tối 30 tháng Chạp mà hoa cúc vẫn còn đến 1/3 chưa bán được, dù giá đã giảm mạnh.

Hà Nội: Nhiều thanh niên đầu trần, lạng lách, đánh võng trên đường phố

Chiều 30 Tết, sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những thanh niên không đội mũ bảo hiểm, lạnh lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ… trên những con phố lớn của Thủ đô như Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Xã Đàn, Thanh Niên, Thụy Khuê...

Theo ghi nhận của Báo Nông nghiệp Việt Nam, đó là những bạn trẻ với độ tuổi từ 18 - 25 tuổi. Điển hình cũng có những người ở độ tuổi trung niên, vừa không đội mũ bảo hiểm cho bản thân, vừa không đội mũ bảo hiểm cho cháu nhỏ ngồi trên xe.

Cũng trong chiều 21/1 (chiều 30 Tết), Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trong ngày cuối cùng của năm Nhâm Dần, cả nước xảy ra 22 vụ tai nạn giao thông, làm chết 13 người, bị thương 15 người.

Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh

Chiều 30 Tết, người dân Hà Nội tranh thủ đi đổ xăng

z4054004359872_99f0507523d7ebd6428c9b3e3e1bb9d4

Chiều 30 Tết, ngay trước thềm năm mới, người dân Hà Nội đã tranh thủ đi đổ xăng khi dự báo cho biết, lượng người ra đường đón giao thừa năm nay sẽ đông hơn năm ngoái rất nhiều.

Thời điểm hiện tại, nguồn cung xăng dầu vẫn đảm bảo để phục vụ bà con nhân dân Thủ đô đến sau Tết. Mỗi người dân khi đi đổ xăng cho xe gắn máy đều chỉ phải đứng đợi xếp hàng từ 5 - 10 phút.

Trước đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường và lực lượng quản lý thị trường địa phương tăng cường đảm bảo cung ứng điện, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu trong mọi thời điểm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán.

Người dân Thủ đô hối hả đưa ‘Tết’ về nhà

Chỉ còn chưa đầy 6 tiếng nữa sẽ là giao thừa - khoảnh khắc thiêng liêng kết thúc một năm cũ để bước sang năm mới.

Vào thời điểm hiện tại, trên đường phố Hà Nội, theo ghi nhận của Báo Nông nghiệp Việt Nam, sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những người dân đang hối hả đi sắm Tết. Trên tay họ có thể là những cành đào, cây quất, bó hoa… Tất cả đều mang dáng vẻ vội vã và nhanh chóng trở về ngôi nhà của mình cho kịp bữa cơm tất niên quây quần bên gia đình.

Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh

Hà Nội chiều 30 Tết: Ngã Tư Sở đã không còn là Ngã Tư ‘Khổ’

Nhập chú thích ảnh

5 giờ chiều có lẽ là khoảng thời gian gây ám ảnh cho người dân Hà Nội nhất trong ngày khi đó là thời điểm lượng người di chuyển trên đường phố đạt mức cao nhất. Thế nhưng 5 giờ chiều ngày hôm nay, chiều 30 Tết, lại rất khác.

Đường phố Hà Nội đã trở nên vắng vẻ và thông thoáng hơn nhiều sau khi đa số người dân sinh sống hay làm việc tại Thủ đô đã trở về quê hoặc đi du lịch nhân dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Điển hình như tại Trường Chinh, Ngã Tư Sở, Thanh Xuân, con đường mà thường ngày người dân Thủ đô hay nói vui là Ngã Tư “Khổ” mỗi khi trải nghiệm “đặc sản” tắc đường giờ tan tầm, thì chiều 30 Tết cũng “đường thông hè thoáng”.

Hoặc như con đường Chùa Bộc, Đống Đa cũng tương tự, không còn cảnh xe cộ chen chúc, nhích từng chút một trong hàng giờ đồng hồ.

Nhập chú thích ảnh

Hà Tĩnh: Đốt lửa cầu may

z4053975861780_573c456db275651ba72c691a7290978e

Ghi nhận của PV Nông nghiệp Việt Nam, tại huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh), nhiều gia đình chuẩn bị đốt lửa cầu may trong đêm giao thừa.

Ông Nguyễn Đình Minh, xã Quang Diệm cho biết, phong trào đốt lửa cầu may đêm giao thừa ông đã duy trì trong chục năm lại nay.

"Thường chiều 30 Tết tôi cùng ba bốn gia đình hàng xóm kiếm những khúc củi lớn, dựng bếp lửa để đêm giao thừa đốt. Chúng tôi thắp lửa là để cầu năm mới mưa thuận gió hòa cho nông dân sản xuất bội thu, người kinh doanh thì mua may bán đắt. Trên hết bếp lửa là nơi gắn kết người thân trong gia đình, thắt chặt đoàn kết tình làng nghĩa xóm", ông Minh nói.

Ngoài ông Minh, một số hộ khác tổ chức đốt lửa ngay từ chiều 30 Tết. Trong ảnh là anh Cường, cùng trú xã Quang Diệm đốt lửa tại nhà người thân trong xóm.

TP.HCM: Nhiều người bán cắt bỏ hoa chiều 30 Tết

Nhập chú thích ảnh

Tại nhiều chợ hoa trên địa bàn TP.HCM như công viên 23/9, Lê Văn Tám, Gia Định, Hiệp Bình Chánh… người bán cắt bỏ hàng loạt chậu hoa cúc, vạn thọ, hoa giấy… để lấy chậu đem về, quyết không bán rẻ.

Ông Huỳnh Minh Tâm, tiểu thương tại công viên 23/9 cho biết, đến chiều hôm nay dù đã giảm giá đến 50% nhưng vẫn không có nhiều người mua. “Tôi đành phải cắt bỏ hoa chứ vứt ra đây người ta lại đến 'hôi của'. Năm sau lại thành thói quen không chịu mua hoa mà đợi đến chiều 30 Tết đi 'xin hoa' thì chúng tôi phải làm ăn thế nào”, ông Tâm nói.

Trong khi đó, để giải quyết hết lượng hoa, một người bán hoa khác tên Minh cho biết đã đại hạ giá 50.000 đồng/1 cặp cúc vạn thọ. Còn hoa giấy không bán được thì cắt bỏ hoa mang gốc về dưỡng lại cho năm sau. “Tôi kỳ vọng năm nay sẽ khá hơn năm ngoái. Nhưng đến hôm nay thì thật buồn”, anh Minh chia sẻ.

Riêng hoa đào, nhiều nhà vườn cũng đã giảm giá kịch trần, 100.000 đồng/cây để mong kiếm thêm chút đỉnh. Còn lại một số cây xấu thì bỏ lại.

Thời điểm này, các công nhân vệ sinh phải tích cực thu gom, dọn dẹp để trả lại mặt bằng cho công viên sạch đẹp.

Nhập chú thích ảnh

TP.HCM: Cấm xe ở nhiều tuyến đường trong đêm giao thừa

Từ 20 giờ ngày 21/1, tức tối 30 Tết, một số tuyến đường trung tâm TP.HCM sẽ cấm các phương tiện lưu thông nhằm phục vụ chương trình bắn pháo hoa.

Nhập chú thích ảnh

Đường Lê Duẩn, Q1, một trong số những tuyến đường sẽ cấm các phương tiện cơ giới kể từ 20 giờ ngày 21/1, tức 30 Tết.

Kế hoạch cấm tạm thời các tuyến đường do Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Công an TP.HCM lập. Theo đó, tại khu vực tổ chức bắn pháo hoa tầm cao (đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn, thành phố Thủ Đức), một số tuyến đường xung quanh sẽ cấm các xe di chuyển vào như ở khu vực cầu Ba Son, cầu Khánh Hội, đoạn đường Võ Văn Kiệt từ giáp Tôn Đức Thắng đến Hồ Tùng Mậu, đường Hàm Nghi đoạn giáp Tôn Đức Thắng đến Hồ Tùng Mậu.

Ngoài ra, đơn vị cũng dự kiến thực hiện các hoạt động phân luồng giao thông xung quanh khu vực tổ chức chương trình pháo hoa như sau:

Từ 19:00 đến 20:30: Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) phối hợp với các đơn vị liên quan nhắc nhở người và xe không dừng, đỗ trên các tuyến đường, nhất là tuyến Tôn Đức Thắng (đoạn từ hầm chui cầu Khánh Hội), Võ Văn Kiệt (từ Võ Văn Kiệt và Tôn Thất Đạm đến Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Cừ), Mai Chí Thọ (từ đầu hầm thành phố Thủ Đức đến Mai Chí Thọ và Nguyễn Cơ Thạch). Lực lượng CSGT tại các giao lộ sẽ tiến hành phân luồng từ xa đối với các giao lộ trên tuyến Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ.

Từ 20:30 đến 21:30: CSGT sẽ triển khai công tác phân luồng từ xa đối với các giao lộ gồm giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Tôn Đức Thắng; giao lộ Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng. Tại khu vực giao lộ Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh (các xe di chuyển theo chiều không hướng về khu vực trung tâm); tại vòng xoay Công trường Mê Linh, các xe phải chuyển hướng qua đường Hai Bà Trưng hoặc qua đường Tôn Đức Thắng để ra khỏi khu vực cô lập.

Từ 21:30 đến 00:15: Phòng CSGT đường bộ – đường sắt phối hợp Công an thành phố Thủ Đức hạn chế xe di chuyển vào đường Tố Hữu tại 2 vị trí tiếp giáp (đường Mai Chí Thọ, đường Nguyễn Cơ Thạch).

Khu vực trước chợ Bến Thành – nhà ga metro (vòng xoay Quách Thị Trang cũ): cấm tất cả các xe dừng, đỗ. Tại giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Tôn Đức Thắng, đơn vị sẽ phân luồng các xe chỉ rẽ phải di chuyển về giao lộ Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng. Đối với các tuyến Nguyễn Hữu Cảnh, Đinh Tiên Hoàng, Hàm Nghi, Lê Lợi các xe chỉ được di chuyển theo hướng ra khỏi khu vực cô lập tổ chức bắn pháo hoa nghệ thuật.

Nhập chú thích ảnh

Sơ đồ các tuyến đường cô lập để tổ chức cho người dân đi bộ đến vị trí ngắm pháo hoa nghệ thuật trong đêm giao thừa. Ảnh: Công an TP.HCM.

Lộ trình di chuyển thay thế khi cô lập các tuyến đường để phục vụ người dân xem chương trình pháo hoa nghệ thuật:

Hướng từ quận Bình Thạnh đi quận 4: Tôn Đức Thắng – Lê Duẩn – Hai Bà Trưng – Lê Thánh Tôn – Nguyễn Thị Nghĩa – Nguyễn Thái Học – cầu Ông Lãnh – Hoàng Diệu – Nguyễn Tất Thành – quận 4.

Hướng từ quận 4 đi quận Bình Thạnh: Nguyễn Tất Thành – Hoàng Diệu – cầu Ông Lãnh – Nguyễn Thái Học – Nguyễn Thị Nghĩa – Lý Tự Trọng – Pasteur – Nguyễn Thị Minh Khai – quận Bình Thạnh.

Hướng từ thành phố Thủ Đức đi quận 3, 5: Mai Chí Thọ – Nguyễn Cơ Thạch – Nguyễn Hữu Cảnh – Tôn Đức Thắng – Đinh Tiên Hoàng – Võ Thị Sáu – đường 3/2 – đi quận 3, 5.

Hướng từ quận 3, 5 đi thành phố Thủ Đức: đường 3/2 – Cách mạng tháng 8 – Điện Biên Phủ – Nguyễn Hữu Cảnh – Nguyễn Cơ Thạch – Mai Chí Thọ – đi thành phố Thủ Đức.

Thành phố Rạch Giá tràn ngập sắc hoa chiều 30 Tết

a2

Ngày 30 Tết, nhiều tuyến đường ở TP Rạch Giá tràn ngập sắc hoa, với đủ màu sắc rực rỡ nhưng lại là vụ hoa Tết kém vui của các nhà vườn, tiểu thương buôn bán hoa Tết do sức mua chậm.

15 giờ ngày 30 Tết (ngày 21/1), nhiều tuyến đường ở TP Rạch Giá (Kiên Giang) tràn ngập sắc hoa, với đủ màu sắc rực rỡ. Nhiều nhất vẫn là mai vàng, các loại cúc, vạn thọ… Không ít người do bận rộn với công việc, dọn dẹp nhà cửa, tranh thủ thời khắc vàng cuối năm để đi mua sắm hoa chưng tết.

Sắc hoa tràn ngập trên các tuyến đường như trang điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Tuy nhiên, đây lại là vụ hoa Tết kém vui của các nhà vườn, tiểu thương buôn bán hoa Tết do sức mua chậm. Từ ngày 24 tháng Chạp, ông Nguyễn Văn Gom, ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, mang 600 chậu cúc và vạn thọ, qua Kiên Giang bán dịp Tết. Để có chỗ bán, ông Gom thuê mướn 3 lô nền mặt bằng ở đảo nhân tạo Phú Gia, khu đô thị lấn biển Phú Cường, TP Rạch Giá hết 12 triệu đồng. Thế nhưng mãi đến chiều 30 Tết, kiểm lại thì thấy vẫn còn khoảng 200 chậu.

a1

Do bận rộn với công việc, dọn dẹp nhà cửa, không ít người dân TP Rạch Giá tranh thủ thời khắc vàng chiều 30 Tết để đi mua sắm hoa chưng Tết.

Ông Gom tâm sự: “Gần 15 năm qua, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, tôi lại thuê xe chở hoa qua Kiên Giang buôn bán, kiếm tiền lời trang trải Tết. Nhưng năm nay sức mua rất chậm, không chỉ riêng tôi mà nhiều tiểu thương khác cũng chung cảnh ngộ. Hoa nhà tự trồng được thì còn đỡ, chứ tiểu thương mua đi bán lại thì năm nay chắc chắn là thua lỗ”. 

Anh Huỳnh Trung Thịnh, buôn bán cửa hàng trang trí nội thất tại khu đô thị Phú Cường, tự lái xe tải đi mua hoa kiểng chở về chưng Tết. Anh Thịnh bảo: “Hai, ba ngày nay đã mua mai, hoa kiểng trang hoàng cửa hàng, chưng nhà đủ rồi. Giờ đi mua thêm để tặng anh em, bà con. Chứ thấy hoa đẹp mà bán rẻ quá cũng tội cho những người buôn bán”.

a3

Cây mai cổ thụ được nhà vườn đem trưng bày tại TP Rạch Giá nhưng không bán được nên chiều 30 Tết thuê xe cẩu đưa về.

Về lễ hội đêm giao thừa, Kiên Giang sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại bốn điểm, gồm 3 thành phố là Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc và huyện Vĩnh Thuận, toàn bộ nguồn kinh phí được các địa phương vận động từ xã hội hóa. Tại Rạch Giá sẽ được tổ chức ở Quảng trường Trần Quang Khải. Từ đầu giờ chiều, các lực lượng chuyên môn, quân đội đã đem các thùng pháo vào sắp đặt lên giàn để có màn trình diễn mãn nhãn nhất có thể phục vụ đông đảo người dân đi đón giao thừa.

Từ huyện An Minh, anh Nguyễn Thanh Bình chở vợ con lên TP Rạch Giá khá sớm. Anh bảo đi sớm để còn có thời gian cho cả nhà du xuân, ngắm hoa cây cảnh. Tết này, ở TP Rạch Giá có 2 địa điểm vui xuân, chụp ảnh rất ấn tượng. Đó là điểm du xuân tại đảo Phú Gia, được bài trí lại từ sảnh cưới được trang hoàng rất lộng lẫy của con gái ông chủ Tập đoàn Phú Cường.

Còn tại khu đô thị Tây Bắc, “Cung đường mùa Xuân” được trang trí với khoảng 90.000 nhánh hoa mai nhập khẩu với tổng chi phí hơn 3 tỷ đồng. Ngoài mai vàng còn có nhiều tiểu cảnh quê như cảnh Tết sum vầy, tò he, tiệm bánh, sạp báo Xuân… gợi nhớ cảnh Tết ngày xưa.

Chợ hoa Buôn Ma Thuột: Giá giảm hơn một nửa nhưng người mua vẫn mặc cả

hoa tet

Theo ghi nhận của phóng viên, chợ hoa Buôn Ma Thuột tấp nập khách đến trả giá, mua hoa về chưng Tết. Mặc dù các thương lái đã giảm hơn một nửa so với những ngày trước nhưng người mua vẫn trả giá với mong muốn mua được giá rẻ nhất. Nhiều thương lái không có khách mua phải cắt cúc thành từng nhánh nhỏ để bán.

Chị Lý Huỳnh Mẫn Nghi (ngụ TP Buôn Ma Thuột) đưa 40 chậu hoa cúc ra chợ hoa bán nhưng chỉ tiêu thụ được 10 chậu. Số cúc còn lại, chị Nghi cắt nhỏ từng bông bán.

"Sáu năm bán hoa tại chợ hoa xuân đây là lần đầu tiên tôi gần như mất trắng vốn. Để có hoa bán tôi đã đặt 200 chậu của nhà vườn nhưng đến nay vẫn còn nguyên", chị Nghi chua xót.

Hải Phòng: Nhộn nhịp chờ đón giao thừa

tam bac

Điểm bắn pháo hoa tại bờ hồ Tam Bạc.

Sau Tết nguyên đán Nhâm Dần không bắn pháo hoa, năm nay TP. Hải Phòng tổ chức bắn pháo hoa tại 12 địa điểm tầm cao xen với tầm thấp trải khắp địa bàn thành phố.

Danh sách cụ thể gồm:

1. Bờ hồ Tam Bạc và sân thượng Nhà Triển lãm thành phố.

2. Bờ hồ An Biên.

3. Khu công nghiệp VSIP (huyện Thủy Nguyên).

4. Khu di tích Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Vĩnh Bảo).

5. Sân vận động huyện Tiên Lãng.

6. Sân vận động huyện An Dương.

7. Khu cầu cảng Cát Bà (huyện Cát Hải).

8. Trung tâm hành chính quận Dương Kinh.

9. Trung tâm hành chính huyện Kiến Thụy.

10. Bờ hồ Hạnh phúc (quận Kiến An).

11. Trung tâm hành chính quận Đồ Sơn.

12. Sân vận động huyện An Lão.

Theo kế hoạch do UBND TP. Hải Phòng công bố, thời lượng bắn pháo hoa dự kiến khoảng 15 phút, kéo dài từ lúc 0h ngày 22/1/2023, tức đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão.

Trong chiều 21/1, tức 30 Tết, những quán cà phê ở vị trí cao gần các hồ tổ chức bắn pháo hoa như Tam Bạc, An Biên được người dân quan tâm, đặt chỗ. Tuy nhiên, hầu hết các quán đều từ chối đặt chỗ trước.

Bắt đầu vào khoảng 22h, tại Nhà hát lớn trung tâm thành phố, Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc sắc mừng Đảng, mừng xuân, mừng quê hương, đất nước đổi mới với chủ đề “Hải Phòng - Mừng Xuân Quý Mão 2023”.

hp

Các đoàn văn nghệ tổng duyệt lần cuối trước giờ biểu diễn tại Nhà hát lớn thành phố.

Chương trình do Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng chủ trì thực hiện, dự kiến sẽ kéo dài qua giao thừa.

Sân khấu chính được bố trí màn hình lớn, thể hiện được nét cổ truyền và hình ảnh của thành phố qua hình ảnh những cây cầu và sóng biển rực rỡ phía trước một con tàu vươn ra biển lớn.

Ngoài ra, khu vực quảng trường Nhà hát lớn được trang hoàng lộng lẫy, hoành tráng và được người dân đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay so với các chương trình Tết nguyên đán trước đây. Chương trình đón xuân mới Quý Mão được Hải Phòng dàn dựng gồm 3 phần, với tên gọi lần lượt là: Mùa Xuân – Mùa hoài niệm; Mùa Xuân - Mùa đoàn tụ và Mùa Xuân – Mùa hy vọng. Kết thúc chương trình là liên khúc “Chúc Tết mọi nhà – Happy new year” nhằm trúng thời điểm bắn pháo hoa.

Cũng trong tối 30 Tết, Hải Phòng còn tổ chức một chương trình ca múa nhạc nữa tại Cung Văn hoá Hữu Nghị Việt Tiệp, vào khoảng 20h.

Thái Nguyên: Hoa Tết chiều 30, kẻ cười - người khóc

Nhập chú thích ảnh

Hoa ly, một trong nhưng loại hoa đắt hàng tại các chợ hoa ở Thái Nguyên.

Tại các chợ hoa Tết trên địa bàn hoa thành phố Thái Nguyên, nhiều loại hoa cơ bản đã hết hàng để bán, nhưng riêng quất cảnh thì rơi vào trạng thái ế ẩm.

Chiều 30 Tết, lượng phương tiện lưu thông trên các tuyến phố đã không đông đúc như những ngày trước đó, lượng người đi chợ sắm Tết cũng đã vắng vẻ. Tại các chợ hoa Tết, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, đìu hiu, vắng khách.

Cơ bản năm nay, các mặt hàng hoa phổ biến như: ly, hồng, cúc,… đã bán hết sạch. Từ sáng 30 Tết, thậm chí là 29 Tết, nhiều cửa hàng "không còn gì để bán" và đã dọn dẹp quầy.

Chị Linh, một người buôn hoa cho biết: “Vợ chồng em là giáo viên, từ sau ông Công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp) đã tranh thủ nhập hoa về bán, lúc chưa được nghỉ Tết thì nhờ người nhà ra bán. Em nhập hơn 1.000 gốc hoa hồng các loại, với đủ loại màu sắc và có giá trung bình khoảng 300.000 đồng/gốc. Đến sáng nay em đã bán hết, không còn cây nào, trừ chi phí cũng lãi được hơn 100 triệu”.

Nhập chú thích ảnh

Những cành đào cuối cùng tại một điểm bán hàng ở chợ hoa Quang Trung Thịnh Đán.

Qua khảo sát cho thấy, lượng đào Tết trên thị trường đã được tiêu thụ khoảng 80%, hầu hết người buôn đã thu hồi vốn và có lãi. Giá trị cũng rất đa dạng, cao thì lên đến hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu/gốc, thấp thì chưa tới 100.000đ/cây cũng có.

Tuy nhiên, một loại cây phổ biến được người dân mua trong dịp Tết là cây quất lại rơi vào tình trạng ế ẩm. Dạo quanh một vòng qua các chợ hoa Tết như quảng trường Võ Nguyên Giáp, Hoàng Gia Tân Thịnh, Quang Trung Thịnh Đán, chợ Đán,… đã 15h chiều 30 Tết, nhưng vẫn tràn ngập quất.

Anh Huy, người buôn quất từ tỉnh Hưng Yên cho biết: “Em mang hơn 500 cây quất lên Thái Nguyên bán từ ngày 24, đến nay vẫn còn hơn 2/3. Có cây em nhập tới 300.000đ, giờ mong muốn bán nửa giá để về quê thôi mà chưa được”.

Chị Hoà, người buôn quất ở xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên: “Quất năm nay ế lắm chú, lỗ cả trăm ngàn/gốc mà bán cả chục hôm rồi mà chưa nổi 1/3. May là quất do nhà trồng mang ra bán, nhà gần không bán được thì lại mang về chăm sóc sang năm bán tiếp”.

Nhập chú thích ảnh

Quất - mặt hàng ế ẩm tại thành phố Thái Nguyên dịp Tết Nguyên đán 2023.

Qua khảo sát từ những người bán hàng, năm nay loại cây cảnh có giá trị cao từ tiền triệu trở lên bán cho người dân mang về chơi kém hơn cả Tết năm 2022, năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Người tiêu dùng năm nay cũng có nhiều sự lựa chọn hơn và phần lớn mua các loại cây đào, quất, hoa… có giá trị thấp, dưới 500.000đ/cây.

Khánh Hòa: Thời tiết thuận lợi du xuân, hoa Tết thua lỗ nặng

z4053633683667_807a990f85fb9eeb05ce22f07e33fbcf

Giá hoa cúc Tết đã giảm mạnh nhưng vẫn vắng bóng người mua.

Chiều 21/1, tức 30 Tết, thời tiết tại Khánh Hòa trời âm u, hơi se lạnh nhưng khô ráo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vui chơi.

Theo ghi nhận của PV Nông nghiệp Việt Nam, thời điểm này, nhiều quán sá, cửa hàng kinh doanh tại TP Nha Trang bắt đầu đóng cửa, các siêu thị cũng tạm ngưng hoạt động từ lúc 14 giờ nay.

Đối với các địa điểm bán hoa, cây kiểng trên các đường Lê Thánh Tôn, Thái Nguyên, 23/10 và Nhà thiếu nhi tỉnh…hiện nay vẫn đầy hoa, chưa bán hết. Theo những người bán hoa, cây kiểng, việc kinh doanh hoa Tết năm nay thất bại hoàn toàn, thua lỗ nặng bởi vắng người dạo mua hoa, hoặc nếu có mua thì cũng đa phần là trả giá thấp nên khó bán. Vì vậy đến chiều 30 Tết hoa, cây kiểng như cúc, mai vàng, quất, vạn thọ, cúc mâm xôi vẫn còn đầy đường phố.

z4053634246611_4c200d399bea33f5b9d1aa7d23fa1ef2

Về giá hoa hiện đã hạ xuống thấp, cụ thể, hoa cúc từ 700-800 ngàn/chậu cúc loại đường kính 60cm, giờ chỉ còn 400-450 ngàn đồng/chậu; các loại hoa mai, thược dược, quất… giá cũng giảm 30-40%.

Ông Nguyễn Thanh Hà, người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, đêm giao thừa Tết Quý Mão 2023, tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp khoảng 15 phút tại khu vực Quảng trường 2/4, TP Nha Trang để phục vụ người dân và du khách đón giao thừa. Bên cạnh đó, cũng trong đêm giao thừa tại Quảng trường 2/4, Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh thực hiện chương trình nghệ thuật ca múa nhạc đặc biệt “Chào Xuân”, với nhiều tiết mục đặc sắc mang nhiều yếu tố bản sắc dân tộc.

Đường phố TP Buôn Ma Thuột vắng vẻ

buon ma thuot 1

Chiều 30 Tết, các tuyến đường của TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vắng vẻ hơn ngày thường. Tại đường hoa Buôn Ma Thuột trên đường Nguyễn Tất Thành lác đác vài gia đình đến đây chụp ảnh.

Theo thông báo của UBND TP Buôn Ma Thuột, tối 30 Tết địa phương này sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp trong vòng 15 phút tại Quảng trường 10/3. TP Buôn Ma Thuột là địa phương duy nhất của tỉnh Đắk Lắk tổ chức bắn pháo hoa mừng năm mới.

buon ma thuot

Không khí đón tết tại Bắc Kạn

z4053661971854_7ce663bfef35c2635fa186ff239c54d9

Không chỉ ở các đô thị, tại những vùng quê, đường làng, ngõ xóm cũng được trang trí cẩn thận chào đón năm mới.

Tại tỉnh Bắc Kạn, không khí đón Tết cũng đã tràn ngập khắp mọi ngõ ngách từ đô thị đến những vùng nông thôn xa xôi. Năm nay, tại thành phố Bắc Kạn và huyện Chợ Đồn sẽ bắn pháo hoa đêm giao thừa để phục vụ người dân. Trong ngày cuối cùng của năm, các chợ hoa vẫn khá nhộn nhịp, nhiều người bận công việc tranh thủ sắm cho mình cành đào, cây quất chơi tết.

Anh Nguyễn Văn Xoan, ở xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn phấn khởi cho biết, năm nay công ty có thưởng tết nên chiều nay mới ra chợ hoa mua sắm, dù hơi muộn nhưng chợ vẫn còn nhiều đào, quất để mình lựa chọn.

Tại Bắc Kạn, điểm nhấn Tết năm nay là chương trình Chào xuân của huyện Chợ Đồn với các hoạt động đặc sắc như thi cắm trại với chủ đề “Mùa xuân du lịch về nguồn”; Biểu diễn văn nghệ, trình diễn di sản dân tộc; Thi ẩm thực các món ăn dân tộc; Không gian chè ATK. Dịp đầu xuân, huyện Chợ Đồn cũng ra mắt cuốn sách “Đất và người vùng ATK Chợ Đồn”.

Theo thông tin từ sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Bắc Kạn, trên toàn tỉnh đã có gần 8 nghìn người có công, đối tượng chính sách được nhận quà dịp tết nguyên đán. Ngoài ra, các huyện, thành phố cũng đã cấp phát gạo, quà do các đơn vị tài trợ cho hơn 10 nghìn hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

31 điểm bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Quý Mão 2023 tại Hà Nội

z4053704988091_c9776ccf86e299f3b01fb3fccfed352d

Theo UBND TP. Hà Nội, thành phố sẽ bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Quý Mão 2023 tại 31 điểm, gồm 4 điểm pháo hoa tầm cao - hỏa thuật, 3 điểm pháo hoa tầm cao - tầm thấp và 24 điểm tầm thấp.

Cụ thể, 4 địa điểm bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với pháo hoa tầm thấp và hỏa thuật gồm: Trước trụ sở tòa soạn báo Hà nội mới; Trước Bưu điện Hà Nội (quận Hoàn Kiếm); Vườn hoa Lạc Long Quân, trước cổng UBND quận Tây Hồ và khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.

Ba địa điểm bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp gồm: Đảo Tượng đài Bác Hồ và Bác Tôn (công viên Thống nhất, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng); hồ Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông và Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây).

24 địa điểm bắn pháo hoa tầm thấp gồm:

- Đông nam hồ Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình.

- Công viên hồ Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai.

- Hồ Hamony, Vinhomes, phường Việt Hưng, quận Long Biên.

- Bán đảo hồ 1 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa.

- Công viên Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.

- Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.

- Ngã ba đường Tây Thăng Long và đường Văn Tiến Dũng, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm.

- Số 1 Thuận An, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm.

- Nóc nhà 4 tầng UBND huyện Mê Linh.

- Sân vận động Quảng Oai, trị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì.

- Sân vận động Trung tâm Văn hóa huyện, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì.

- Khán đài B, sân vận động huyện, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng.

- Sân vận động thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất.

- Sân vận động huyện, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ.

- Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín.

- Nóc nhà 6 tầng Ban Chỉ huy quân sự huyện Quốc Oai.

- Tiểu khu Thao Chính, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên.

- Công viên hồ sinh thái, thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức.

- Sân vận động huyện, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa.

- Sân vận động huyện, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh.

- Sân vận động huyện, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.

- Sân vận động huyện, thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ.

- Công viên cây xanh, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai.

- Sân vận động Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện, thị trấn Hoài Đức, huyện Hoài Đức.

Theo kế hoạch do UBND TP Hà Nội công bố, thời lượng bắn pháo hoa là 15 phút, từ 0h đến 0h15 ngày 22/1/2023 (đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão).

Xem thêm
Thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Kazakhstan

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thành công của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chính là thành công của Việt Nam và ngược lại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khỉ hoang dã xuất hiện nhiều nơi ở Hải Phòng

HẢI PHÒNG Ít nhất tại 3 quận trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chính quyền địa phương đã ghi nhận có khỉ hoang xuất hiện, lục lọi đồ đạc và phá hoại cây cối, hoa màu.