| Hotline: 0983.970.780

Không khí mua bán đối lập ở chợ Tết phố cổ Hà Nội

Thứ Năm 01/02/2024 , 06:45 (GMT+7)

Nếu khu bán đồ trang trí tấp nập người mua thì ở phố bán hoa, cây cảnh lại vắng vẻ, hàng bán chậm khi chỉ còn chưa đến 10 ngày nữa là Tết Giáp Thìn.

Phố Hàng Mã cận Tết rực sắc đỏ, tấp nập người tham quan, mua sắm, chụp ảnh... Ảnh: Tùng Đinh.

Phố Hàng Mã cận Tết rực sắc đỏ, tấp nập người tham quan, mua sắm, chụp ảnh... Ảnh: Tùng Đinh.

Khai mạc từ ngày 25/1 (ngày 15 tháng Chạp âm lịch), Chợ hoa Xuân của Hà Nội được tổ chức trên các tuyến phố cổ Hàng Lược, Hàng Khoai, hàng Rươi, Hàng Mã và không gian Bích họa phố Phùng Hưng thuộc phường hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Vẫn như truyền thống từ nhiều năm nay, khu vực phố Hàng Mã là nơi buôn bán các đồ trang trí trong dịp Tết như câu đối, hoa, đèn lồng… rực sắc đỏ. Trong khi đó, Hàng Lược là con phố được chọn làm nơi trao đổi các loại hoa tươi, cây cảnh như đào, quất, mai trắng, tầm xuân…

Trước Tết ông Táo năm nay, không khí tham quan, mua sắm trên 2 con phố này có sự đối lập rõ rệt, Hàng Mã sôi động, sầm uất còn Hàng Lược vắng vẻ, ít người đi mua, đi xem.

Ngập tràn sắc đỏ, phố Hàng Mã năm nay đồ trang trí đa phần liên quan đến hình ảnh con rồng, chuẩn bị cho năm mới Giáp Thìn. Theo một số tiểu thương tại đây, hàng bán buôn đi tốt trong khi bán lẻ thì khiêm tốn hơn, đa phần là người đi xem, chụp ảnh rồi mua làm đồ lưu niệm.

Tuy nhiên, so với các năm vào cùng thời điểm này thì không khi mua sắm ở Hàng Mã vẫn được cho là vắng vẻ hơn. Anh Trương Thanh Tùng, chủ một cửa hàng bán đồ trang trí khá quy mô trên phố chia sẻ: “Đã sát Tết ông Táo nhưng so với các năm lượng hàng bán ra vẫn chậm, có những ngày chỉ bằng một nửa so với năm ngoái”.

Về giá cả, các đồ trang trí tại Hàng Mã không có biến động nhiều so với năm ngoái. Mặt bằng chung từ 30.000 đồng/món trở lên, đặc biệt có những món đồ trang trí kích thước lớn thì lên đến hàng trăm ngàn đồng.

Các tiểu thương bán hoa, cây cảnh trên phố Hàng Lược nói hàng vừa chậm, vừa rẻ hơn so với các năm trước. Ảnh: Tùng Đinh.

Các tiểu thương bán hoa, cây cảnh trên phố Hàng Lược nói hàng vừa chậm, vừa rẻ hơn so với các năm trước. Ảnh: Tùng Đinh.

Vuông góc với Hàng Mã, phố Hàng Lược trong buổi sáng giữa tuần thưa người mua sắm mặc dù đào, quất, mai được bày từ đầu đến cuối phố. Theo khảo sát của phóng viên, giá đào trước Tết ông Táo d   ao động từ 50.000 – 800.000 đồng mỗi cành, tùy kích thước.

Trong khi đó, những cây quất từ cỡ nhỏ đến vừa được bày bán tại đây hầu hết là quất Tứ Liên, giá bán mỗi cây dao động từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Cô Hoàng Thị Hoa, người đã hơn 20 năm gắn bó với chợ hoa Hàng Lược mỗi dịp Tết nói: “Năm nay hàng vừa rẻ vừa chậm. Cành đào bán có khi giá chỉ phân nửa Tết năm ngoái”.

Chia sẻ thêm, bà chủ hàng đào nói mọi năm qua 20 tháng Chạp là người mua, người xem đông đúc lắm rồi, không như năm nay. “Có thể vừa rồi lạnh quá, với cả kinh tế ảm đạm nên vậy. Dân bán hàng chúng tôi chỉ hy vọng sau Tết ông Táo, mọi người rảnh rỗi sẽ đi xem, đi mua nhiều hơn”, cô Hoa nói khi chằng cành đào nhỏ vừa bán được với giá 200.000 đồng cho vị khách “mở hàng” lúc 10 giờ sáng.

Từ ngày 25/1/2024 đến 20h00 ngày 9/2/2024 (tức ngày 15 đến ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão), Chợ hoa Xuân được tổ chức tại các khu vực trên tuyến phố Hàng Lược, Hàng Khoai, hàng Rươi, Hàng Mã và không gian Bích họa phố Phùng Hưng thuộc phường hàng Mã, quận Hoàn Kiếm.

Trong đó, tại các tuyến phố Hàng Lược, Hàng Khoai, Hàng Rươi, Hàng Mã: Bố trí, sắp xếp các ngành hàng quất, hoa tươi, hoa đào, ngành hàng trang trí, đồ giả cổ...

Tại không gian Bích họa trên phố Phùng Hưng: Giới thiệu các sản phẩm dân gian truyền thống của các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề Việt Nam như tranh dân gian, thư pháp, gốm sứ, mây tre đan, đồ chơi tò he, sản phẩm OCOP... và giao lưu trình diễn một số các loại hình âm nhạc truyền thống vùng miền như hát Xẩm, xòe Thái, đờn ca tài tử...

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm