| Hotline: 0983.970.780

Quản chặt hoạt động chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung phục vụ tết

Thứ Sáu 08/12/2023 , 10:49 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi Ninh Bình đang tăng cường kiểm soát dịch bệnh, hoạt động mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm cho tết.

Năm 2023, tổng đàn và sản phẩm chăn nuôi của tỉnh Ninh Bình đều tăng so với năm 2022. Ảnh: Trung Quân.

Năm 2023, tổng đàn và sản phẩm chăn nuôi của tỉnh Ninh Bình đều tăng so với năm 2022. Ảnh: Trung Quân.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình, năm 2023, hoạt động chăn nuôi của người dân trên địa bàn tỉnh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá bán sản phẩm không ổn định. Tuy nhiên, tổng đàn và sản phẩm chăn nuôi đều tăng so với năm 2022.

Cụ thể, tổng đàn trâu, bò hơn 48.000 con (tăng 0,52%); đàn lợn 280.000 con (tăng 0,7%), đàn dê hơn 24.000 con; đàn gia cầm hơn 6,7 triệu con (tăng 2,35%). Tổng sản lượng thịt hơi ước đạt 63.000 tấn, sản lượng trứng gia cầm hơn 166 triệu quả. Giá trị sản xuất chăn nuôi hơn 2.300 tỷ đồng (tăng 5,4%).

Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình cho biết, để có được kết quả này, Sở NN-PTNT giao cho chi cục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chuyên môn cấp huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, lấy mẫu chủ động, bị động để xét nghiệm, đánh giá lưu hành, cảnh báo dịch bệnh.

Đối với cúm gia cầm, lấy 84 mẫu giám sát tại các chợ, điểm thu gom, tập kết; 40 mẫu kiểm tra, đánh giá cơ sở vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Kết quả giám sát đều âm tính với tác nhân gây bệnh cúm gia cầm. Đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, lấy 80 mẫu thịt, nội tạng tại các chợ buôn bán, kết quả 79/80 mẫu âm tính. Bệnh viêm da nổi cục trâu bò 40/40 mẫu âm tính.

Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình lấy mẫu giám sát dịch bệnh tại các chợ dân sinh. Ảnh: Trung Quân.

Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình lấy mẫu giám sát dịch bệnh tại các chợ dân sinh. Ảnh: Trung Quân.

Về công tác tiêm phòng, các địa phương đã tổ chức tiêm vacxin phòng bệnh dại cho hơn 35.000 con chó. Trên đàn trâu, bò, tiêm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục cho hơn 17.000 con, vacxin phòng bệnh lở mồm long móng hơn 16.000 con. Trên đàn gia cầm, tiêm vacxin phòng bệnh cúm gia cầm cho 2,2 triệu con (tương đương 3,8 triệu liều).

Về công tác tiêu độc khử trùng, xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện tháng cao điểm vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, khuyến cáo, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp khử trùng, tiêu độc theo tần suất phù hợp với điều kiện cơ sở. Kết quả, các địa phương đã cấp phát hàng trăm tấn vôi bột và hơn 28.000 lít hóa chất để tiêu độc, khử trùng môi trường, phòng, chống dịch bệnh.

Về công tác xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, năm 2023, xây dựng 3 cơ sở sản xuất hàu giống an toàn dịch bệnh đối với bệnh kí sinh trùng Perkinsus marinus tại xã Kim Trung, Kim Hải (huyện Kim Sơn).

Về công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ theo phân công, phân cấp; siết chặt công tác kiểm dịch vận chuyển để kiểm soát nguồn gốc dịch bệnh. Thực hiện kiểm soát giết mổ lợn 1 cơ sở tại xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình.

Cũng theo ông Mạnh, các tháng cuối năm là thời điểm người dân tích cực vào đàn để chuẩn bị nguồn cung phục vụ Tết Nguyên đán và dịp lễ hội đầu năm 2024. Đây cũng là cơ hội để các loại dịch bệnh nguy hiểm bùng phát. Hoạt động mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, trái phép từ bên ngoài vào địa bàn hoặc qua địa bàn gia tăng.

Do đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản. Tăng cường kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin để khống chế các loại dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh, hạn chế lây lan ra diện rộng. Bên cạnh đó, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vacxin trên tổng đàn gia súc, gia cầm và triển khai thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường phòng, chống dịch bệnh.

Siết chặt công tác kiểm dịch, phúc kiểm động vật, sản phẩm động vật, chủ động phối hợp triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát để phát hiện, xử lý, kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép từ bên ngoài vào địa bàn hoặc vận chuyển qua địa bàn. Kiểm soát chặt chẽ công tác giết mổ, buôn bán thịt lợn và sản phẩm thịt lợn tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, chợ, điểm thu gom, buôn bán thực phẩm.

Ngành chăn nuôi Ninh Bình đang tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, hoạt động vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật dịp cuối năm. Ảnh: Trung Quân.

Ngành chăn nuôi Ninh Bình đang tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, hoạt động vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật dịp cuối năm. Ảnh: Trung Quân.

Song song đó, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp gắn với phân bổ nguồn kinh phí cho các địa phương chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn; nâng cao tính hiệu quả, phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách, biện pháp phòng, chống dịch bệnh để nâng cao nhận thức của người chăn nuôi, tiêu dùng. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi, tái đàn an toàn sinh học, phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi; đảm bảo không để thiếu lượng cung thực phẩm phục vụ cho tết.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm