| Hotline: 0983.970.780

Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng: Đòn bẩy phát triển kinh tế

Thứ Hai 20/09/2021 , 10:59 (GMT+7)

Ngoài việc bảo tồn đa dạng sinh học, khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Cao nguyên Kon Hà Nừng còn mang đến nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho người dân trong vùng.

Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng với diện tích hơn 413.500 ha, bao gồm 2 vùng lõi là toàn bộ diện tích của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng.

Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng với diện tích hơn 413.500 ha, bao gồm 2 vùng lõi là toàn bộ diện tích của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng.

Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) vừa được Hội đồng Điều phối quốc tế Chương trình Con người và sinh quyển UNESCO công nhận là khu DTSQ thế giới. Với diện hơn 413.500 ha, Cao nguyên Kon Hà Nừng gồm 2 vùng lõi là toàn bộ diện tích của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Trong khi đó, vùng đệm có diện tích rừng trải dài từ huyện Chư Păh đến huyện Kbang (Gia Lai), giáp huyện Kon Rẫy, Kon Plông (tỉnh Kon Tum), Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), huyện An Lão, Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định).

Hệ sinh thái thực vật ở đây phần lớn là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng của khu vực Tây Nguyên.

Rừng nguyên sinh khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Rừng nguyên sinh khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Người dân được hưởng lợi

Những ngày qua, người dân Gia Lai như vỡ òa trong niềm vui khi Cao nguyên Kon Hà Nừng chính thức trở thành khu DTSQ thế giới. Việc Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận sẽ giúp tỉnh Gia Lai bảo tồn và phát huy giá trị quý giá về đa dạng sinh học, đồng thời mở ra cơ hội cho người dân trong vùng phát triển kinh tế gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng nhóm hộ quản lý bảo vệ rừng thôn Trạm Lập (xã Sơn Lang, huyện Kbang) thuộc Khu Bảo thiên nhiên Kon Chư Răng cho biết, người dân chúng tôi rất vui mừng và hãnh diện khi Kon Hà Nừng được công nhận là khu DTSQ thế giới. Đối với những người dân nằm trong vùng đệm như chúng tôi mong muốn được hưởng lợi điều gì đó để đáp ứng được cho nhu cầu của cuộc sống. “Chúng tôi mong muốn nơi đây sẽ trở thành khu du lịch sinh thái để tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân”, ông Minh chia sẻ.

Chà và chân xác một trong những động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ còn hiện hữu tại Kon Ka Kinh và Kon Chư Răng.

Chà và chân xác một trong những động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ còn hiện hữu tại Kon Ka Kinh và Kon Chư Răng.

Ông Trịnh Viết Ty, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng cho biết, Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận sẽ thu hút được các dự án trong nước và quốc tế đến đầu tư. Nơi đây cũng sẽ tập hợp được nhiều nguồn lực để bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh tế xã hội, qua đó từng bước cải thiện cuộc sống người dân trong vùng.

Riêng Khu Bảo tồn Kon Chư Răng sắp tới cũng sẽ giúp người dân xây dựng những hợp tác xã để nuôi trồng một số loại cây ăn trái, vật nuôi đặc sản nhằm quảng bá phát triển du lịch trong vùng.

Cũng vui mừng khi Kon Hà Nừng được công nhân là khu DTSQ thế giới, ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cho biết, chúng tôi xác định đây là cơ hội để Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh tiếp tục phát huy công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học; tiếp cận được nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác này cũng như có nhiều cơ chế chính sách mới nhằm thúc đẩy sự phá triển của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

“Kon Hà Nừng được công nhận thì sẽ có nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước biết đến, đây sẽ là nguồn lực to lớn trong việc tổ chức các chương trình nghiên cứu khoa học, khám phá ra nhiều giá trị khác của khu vực cũng như tạo ra một nơi thực tế phục vụ cho công tác giáo dục bảo tồn”, ông Thắng chia sẻ.

Cũng theo ông Thắng, Kon Hà Nừng được công nhận sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội trong khu vực nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương.  Mặt khác, người dân trong vùng cũng sẽ tạo ra các sản phẩm có giá trị được bán cao hơn khi được gắn với các nhãn sinh thái. Đặc biệt, người dân sẽ có cơ hướng đến một số ngành nghề phát triển tạo thu nhập tốt hơn như: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, văn hóa bản địa, cộng đồng, chế tác hàng thủ công mỹ nghệ, phát triển các dịch vụ khác…

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có 12 thác nước nằm giữa núi rừng nguyên sinh.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có 12 thác nước nằm giữa núi rừng nguyên sinh.

Trách nhiệm với danh hiệu toàn cầu

Việc Kon Hà Nừng trở thành khu DTSQ thế giới mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế nhưng cũng là thách thức to lớn trong việc duy trì công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Ông Thắng cho biết, trước mắt chúng tôi tiếp tục triển khai thực hiện phương án quản lý rừng bền vững đã xây dựng cũng như triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giám sát tài nguyên, đánh giá các giá trị còn tiềm ẩn của Vườn cũng như trong khu vực.

Đặc biệt là việc thúc đẩy các chương trình phát triển thông qua các chính sách của Nhà nước cũng như kêu gọi các dự án tài trợ nhằm phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, từ đó giảm các áp lực tác động vào rừng.

Vùng lõi rừng Kon Chư Răng có 17 hộ dân là người Ba Na sinh sống.

Vùng lõi rừng Kon Chư Răng có 17 hộ dân là người Ba Na sinh sống.

Ông Nguyễn Văn Hoan, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Gia Lai cho biết, khu DTSQ thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng được công nhận sẽ giải quyết những vấn đề thực tiễn mà con người đang phải đối mặt là làm thế bảo để bảo tồn sự đa dạng sinh học với sự thúc đẩy đời sống kinh tế xã hội.

Trong thời gian tới, Gia Lai cam kết thực hiện các kế hoạch quản lý, hoạt động, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng.

“Trên cơ sở xây dựng kế hoạch quản lý đó, chúng tôi phải tiến hành thực hiện các kế hoạch, các chương trình dự án đã được phê duyệt, tạo dựng được các cơ chế phối hợp, quản lý cho các bên liên quan về công tác bảo tồn bền vững tại khu DTSQ.

Tỉnh Gia Lai phải huy động, tiếp cận các nguồn lực trong nước và quốc tế để thực hiện chương trình phát triển bền vững tại khu vực này. Bên cạnh đó, cũng cần phải nâng cao nhận thức cho người dân, khuyến khích thúc đẩy việc phát triển và bảo tồn tại khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng”, ông Hoan chia sẻ.

Về kế hoạch quản lý khu DTSQ Kon Hà Nừng, Ông Kpă Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết, chúng tôi cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của UNESCO nhằm đảm bảo các tiêu chí và chức năng của một khu DTSQ.

Trong thời gian tới, Gia Lai sẽ thiết lập cơ chế hợp tác liên ngành nhằm bảo vệ, duy trì phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, bảo đảm phúc lợi của người dân và phát triển kinh tế gắn với các mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với đó, Gia Lai cần huy động hiệu quả các nguồn lực và phát huy tối đa hợp tác giữa các bên liên quan, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên các địa bàn thuộc khu DTSQ Kon Hà Nừng.

Đồng thời, thực hiện các kế hoạch quản lý, xây dựng các chương trình để phát triển khu DTSQ làm cơ sở huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các dự án khác có liên quan đến hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, tạo sinh kế phát triển bền vững, nghiên cứu khoa học... trong khu DTSQ Kon Hà Nừng.

Cũng trong thời gian tới, Gia Lai sẽ thành lập Ban Quản lý Khu DTSQ Kon Hà Nừng. Đây là cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND tỉnh Gia Lai trong chỉ đạo, vận hành Khu dự trữ sinh quyển tuân theo các quy định của Việt Nam và UNESCO.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có khoảng 1.754 loài thực vật bậc cao, 91 loài thực vật bậc thấp, 87 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát cùng nhiều loài thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Đặc biệt, có một số loại đặc hữu mới phát hiện gần đây như loài khứu Kon Ka Kinh, chà vá chân xám là loại linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. 

Còn Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng cũng đã xác định có 863 loài thực vật, trong đó có 22 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 7 loài trong Sách đỏ quốc tế. Động vật hoang dã có xương sống ghi nhận được 380 loài, trong đó thú có 80 loài, chim có 228 loài, bò sát có 38 loài, lưỡng cư có 34 loài. Hiện có 64 loài động vật hoang dã có xương sống nằm trong danh mục các loài cần được ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất