| Hotline: 0983.970.780

Khu dự trữ sinh quyển thế giới, mạch máu của miền Tây Nghệ An

Thứ Sáu 25/12/2020 , 08:25 (GMT+7)

Miền Tây Nghệ An hội tụ tiềm năng phát triển lớn mạnh, để hoàn thành mục tiêu lớn lao đó việc hình thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới chính là tiền đề.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới (SQTG) miền Tây Nghệ An nằm trên địa bàn hành chính của 9 huyện miền núi của Nghệ An. Ảnh: VK.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới (SQTG) miền Tây Nghệ An nằm trên địa bàn hành chính của 9 huyện miền núi của Nghệ An. Ảnh: VK.

Đa dạng

Khu dự trữ sinh quyển thế giới (SQTG) miền Tây Nghệ An được công nhận năm 2007. Toàn khu nằm trên địa giới hành chính của 9 huyện (Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ).

Đặc biệt, ba vùng lõi của Khu SQTG là ba khu rừng đặc dụng, gồm Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Pù Huống, Khu BTTN Pù Hoạt.

Quá trình hoạt động Ban quản lý Khu SQTG miền Tây Nghệ An đã chủ động phối hợp với các bên liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện nhiều chương trình thiết thực, góp phần quan trọng lưu giữ giá trị đặc sắc, đặc hữu về thiên nhiên, đa dạng sinh học, đa dạng văn hoá.

Sau khi tổ chức đánh giá định kỳ 10 năm Khu SQTG (2007-2017) theo yêu cầu của UNESCO, Ban quản lý Khu SQTG được kiện toàn lại tại Quyết định số 6007/QĐ-UBND ngày 12/12/2007 của UBND tỉnh Nghệ An.

Khu SQTG là địa bàn sinh sống của 6 nhóm dân tộc (Kinh, Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông, Ơ Đu) với 918.248 người. Ngoài ra còn ghi nhận 209 họ, 1048 chi, 3019 loài thực vật; 39 bộ, 131 họ, 480 giống, 942 loài động vật.

Ngày 18/9/2007 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) chính thức công nhận 9 huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An là Khu Dự trữ SQTG. Đặc biệt, đây là Khu có diện tích lớn nhất trong 9 Khu SQTG Việt Nam.

Thực hiện mục tiêu chuyển danh hiệu Khu SQTG thành thương hiệu gắn với các sản phẩm miền Tây Nghệ An, Ban quản lý đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch quảng bá, xúc tiến các sản phẩm nông – lâm nghiệp, thủ công nghiệp đặc trưng bản địa, các sản phẩm đặc sắc của Khu SQTG miền Tây Nghệ An gắn với phát triển kinh tế du lịch, giai đoạn 2018 – 2020.

Bản người Thái trong khu dự trữ SQTG miền Tây Nghệ An. Ảnh: VK. 

Bản người Thái trong khu dự trữ SQTG miền Tây Nghệ An. Ảnh: VK. 

Trên cơ sở này, Ban đã phối hợp với 10 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tổ chức quảng bá, xúc tiến cho trên 30 sản phẩm các loại tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo trong và ngoài tỉnh; phát hành trên 3.000 tem điện tử hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm có xuất xứ hoặc sử dụng nguyên liệu từ Khu SQTG…

Tiếp đà phát triển

Những năm còn lại trong luân kỳ công nhận của UNESCO (2017 – 2027), trên cơ sở các nhiệm vụ của UBND tỉnh và Sở NN-PTNT giao cũng như căn cứ điều kiện thực tiễn của địa phương, các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn này đã được xác định.

Trọng tâm là thực hiện kế hoạch hành động Li Ma về Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO và mạng lưới toàn cầu các Khu SQTG; Chiến lược quản lý Khu dự trữ SQTG miền Tây Nghệ An giai đoạn 2017 - 2027, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án Xây dựng hành lang xanh kết nối các vùng lõi Khu dự trữ SQTG miền Tây Nghệ An”.

Trong những nội dung trên thì “Chiến lược quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An giai đoạn 2017 - 2027, tầm nhìn đến năm 2030” đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 5588/QĐ-UBND ngày 20/12/2018.

Tổng thể chiến lược gồm 5 chương trình chính, cụ thể như sau: Hoàn thiện thể chế, cơ chế tổ chức, điều hành và nâng cao năng lực quản lý Khu dự trữ SQTG miền Tây Nghệ An. Bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo tồn đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa và Phát triển du lịch bền vững. Tiếp đó là phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Cuối cùng là thực hiện hoạt động truyền thông và chức năng hỗ trợ phát triển.

Thời điểm này Nghệ An vẫn đang tích cực triển khai các bước cần thiết, đề nghị Chính phủ ban hành nghị định về quản lý khu dự trữ sinh quyển. Đồng thời xây dựng quy chế quản lý Khu SQTG thống nhất trong mạng lưới 9 Khu SQTG ở Việt Nam.

Cùng với đó là tạo hành lang pháp lý để thành lập Văn phòng sinh quyển, hoặc Tổ thư ký chuyên trách ở Trung ương và tại các Khu SQTG…

Tại Hội nghị đánh giá 10 năm hoạt động, nguyên PCT UBND tỉnh Đinh Viết Hồng ghi nhận những kết quả đáng ngợi khen của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Ảnh: VK.

Tại Hội nghị đánh giá 10 năm hoạt động, nguyên PCT UBND tỉnh Đinh Viết Hồng ghi nhận những kết quả đáng ngợi khen của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Ảnh: VK.

Vẫn biết chặng đường phía trước còn lắm bộn bề, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Uỷ ban Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam, Văn phòng UNESCO Việt Nam, UBND tỉnh Nghệ An, sự nhập cuộc quyết liệt của cơ quan chuyên ngành và các bên liên quan, tin rằng miền Tây xứ Nghệ sẽ sớm cất cánh.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Tre xanh trên Long Cốt sơn

Quảng Ngãi Tre xanh tốt trên núi cằn trơ sỏi đá. Thân tre to lớn vươn lên trời cao, mở ra hướng làm ăn mới cho bà con nông dân ở vùng đất bạc màu.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất