Ở mỗi giai đoạn, hoạt động khuyến nông của Lào Cai đều khẳng định được vai trò là cầu nối, luôn có sự đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển.
Khi tái lập tỉnh Lào Cai (tháng 10/1991), tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp chỉ đạt trên 278 tỷ đồng, giá trị canh tác trên 1ha đất đạt 6 triệu đồng, tổng sản lượng lương thực có hạt gần 115 ngàn tấn, bình quân lương thực chỉ đạt 200kg/người/năm, tỷ lệ che phủ rừng 15%, tỷ lệ đói nghèo gần 55%.
Đến hết năm 2022, tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp Lào Cai đã đạt trên 8.800 tỷ đồng; giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt hơn 90 triệu đồng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 57%; tỷ lệ đói nghèo giảm xuống mức 8%; toàn tỉnh có 62/127xã đạt chuẩn nông thôn mới...
Những thành quả vượt bậc đó có sự đóng góp bền bỉ, hiệu quả của hệ thống Khuyến nông Lào Cai trong suốt 30 năm qua.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi lại những hoạt động của Khuyến nông Lào Cai trong những năm gần đây, là minh chứng sinh động về những đóng góp của hệ thống Khuyến nông Lào Cai cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương.
BÌNH ĐỊNH Một thợ chuyên mua heo thịt tại Bình Định chia sẻ, hiện người dân không còn cho thương lái vào chuồng như trước để tránh lây lan dịch bệnh từ ngoài vào trang trại.
Thái Nguyên Địa hình núi đá ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc, tưới nước, bón phân cho cây trồng. Phương án khắc phục trở ngại đó chính là hệ thống tưới tự động.
Hà Nội Trong trang trại của ông Tài, đàn đà điểu vục đầu ăn ở máng xong một con co chân chạy là tất cả các con khác cùng chạy theo, bụi cuốn bay mù mịt.
BÌNH PHƯỚC Nhờ tuân thủ quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, những vườn bưởi của HTX Bưởi da xanh GlobalGAP Bù Đốp thu hút rất nhiều ong mật về làm tổ.
Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.