| Hotline: 0983.970.780

Chuyển khuyến nông hỗ trợ sang khuyến nông kết nối

Thứ Tư 08/02/2023 , 07:15 (GMT+7)

LÀO CAI Khuyến nông Lào Cai đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và phương pháp hoạt động, thay đổi tư duy và cách tiếp cận khuyến nông từ vai trò hỗ trợ sang kết nối.

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai đã không ngừng đổi mới công tác hoạt động, bám sát mục tiêu, định hướng ngành nông nghiệp của tỉnh, sâu sát với cơ sở và đồng hành cùng nông dân… Qua đó, đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới. Nổi bật là các mặt công tác đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, nhiều tiến bộ kỹ thuật được đề xuất, triển khai áp dụng trên diện rộng.

Mô hình nâng cao năng lực quản lý tổ chức sản xuất cho HTX Thịnh Phong xã Bản Lầu, huyện Mường Khương

Mô hình nâng cao năng lực quản lý tổ chức sản xuất cho HTX Thịnh Phong, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương. Ảnh: Lưu Hòa.

Bám sát định hướng nông nghiệp xanh, bền vững

Bài liên quan

Trung tâm đã xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả 6 mô hình trình diễn gồm: 1 mô hình nâng cao năng lực quản lý tổ chức sản xuất cho HTX Thịnh Phong xây dựng thương hiệu gắn với chương trình OCOP và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dứa xã Bản Lầu (huyện Mường Khương); 3 mô hình chăn nuôi lợn bản địa an toàn dịch bệnh, hiệu quả, bền vững dựa vào quản lý cộng đồng tại xã Nậm Chày (huyện Văn Bàn), xã Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương) và xã Phìn ngan (huyện Bát Xát); 1 mô hình trồng thâm canh và ủ chua cỏ làm thức ăn cho gia súc tại xã Lùng Cải (huyện Bắc Hà); 1 mô hình thâm canh phát triển vùng lê VH6 theo GAP tại xã Quan Hồ Thẩn (huyện Si Ma Cai). Các mô hình trình diễn được triển khai đảm bảo yêu cầu, bám sát định hướng của tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp xanh, bền vững.

Các mô hình được triển khai với nội dung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, hướng đến các vùng sản xuất hàng hóa an toàn, phát huy lợi thế của từng địa phương, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thực hành ngoài hiện trường lớp đào tạo nghề trồng chè tại huyện Mường Khương

Thực hành ngoài hiện trường lớp đào tạo nghề trồng chè tại huyện Mường Khương. Ảnh: Lưu Hòa.

Bài liên quan

Ngoài triển khai, xây dựng các mô hình khuyến nông, Trung tâm còn tổ chức 15 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, đồng hành, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trong đó 12 lớp về trồng trọt và 3 lớp về chăn nuôi/07 huyện, thị xã với 524 học viên tham gia và được cấp chứng nhận. Các học viên sau khi kết thúc khóa học có kiến thức vững vàng để áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo xây dựng nông thôn mới.

Trong năm, Trung tâm triển khai thực hiện hiệu quả dự án chuyển tiếp “Xây dựng mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2022”. Kết quả, năng suất chè đạt 4,25 tấn/ha, thu nhập trên 72 triệu đồng/ha, nâng cao thu nhập từ 30 - 35% so với sản xuất chè thông thường tại địa phương, trong đó 20ha chè trong mô hình đã được cấp chứng nhận chè hữu cơ, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ.

Trung tâm đã phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Bắc Hà, UBND 2 xã Bản Liền và Tả Củ Tỷ tổ chức hội nghị tổng kết dự án nhằm đánh giá kết quả, tuyên truyền nhân rộng trên địa bàn huyện và các huyện trồng chè trọng điểm của tỉnh.

Chuyển động cùng chuyển đổi số 

Bên cạnh việc triển khai có hiệu quả, lan tỏa các mô hình sản xuất, Trung tâm đã nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới bằng nhiều hình thức sinh động, thiết thực, gần gũi, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và bà con nông dân thông qua Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, website, Bản tin Khuyến nông, email, điện thoại, các trang fanpage, facebook, zalo, trong đó đã in, cấp phát 4 cuốn Bản tin Khuyến nông với số lượng 4.000 cuốn đến bà con nông dân.

 Thực hành ngoài hiện trường lớp đào tạo nghề trồng chuối tại huyện Bảo Yên

Thực hành ngoài hiện trường lớp đào tạo nghề trồng chuối tại huyện Bảo Yên. Ảnh: Lưu Hòa.

Bài liên quan

Bên cạnh đó, chủ động phối hợp, hợp tác với nhiều cơ quan báo chí trung ương và địa phương nhằm thông tin, tuyên truyền, giúp người dân nắm bắt được tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất...

Đặc biệt, Trung tâm đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số. Trong năm 2022, Trung tâm đã đưa 30 sản phẩm (trong đó có 20 sản phẩm OCOP và 10 sản phẩm đặc sản địa phương) lên trang tin điện tử “Phiên chợ Khuyến nông” tại địa chỉ:http://phiencho.khuyennongvn.gov.vn; ứng dụng chuyển đổi số trong việc đưa các tin, bài viết lên trang fanpage, facebook nhằm tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật mới với các nội dung như dự tính, dự báo dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; đặc biệt kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản Lào Cai.

Hoạt động tư vấn từng bước được đổi mới theo hướng tư vấn hỗ trợ các tổ chức cá nhân nâng cao năng lực quản trị điều hành, lập kế hoạch sản xuất, lập dự án đầu tư, các tiêu chuẩn quy chuẩn, mã số vùng trồng, kết nối giữa sản xuất và thị trường.

Thay đổi tư duy, cách tiếp cận khuyến nông

Bài liên quan

Năm 2023, với định hướng đẩy mạnh triển khai các mô hình khuyến nông theo hướng liên kết chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, Khuyến nông Lào Cai sẽ tiếp tục đổi mới cả về tổ chức, nội dung và phương pháp hoạt động. Trong đó, thay đổi tư duy và cách tiếp cận khuyến nông, từ khuyến nông giữ vai trò “hỗ trợ” sang khuyến nông giữ vai trò “kết nối” (kết nối giữa khoa học công nghệ và sản xuất; kết nối giữa sản xuất và thị trường; đồng hành cùng nông dân…). Phối hợp, lồng ghép các hoạt động khuyến nông để nâng cao hiệu quả hoạt động, từ mô hình tốt, cách làm hay kết hợp với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, thông tin tuyên truyền để lan tỏa và nhân rộng ra sản xuất một cách bền vững. Trong đó, sẽ tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

 Mô hình chăn nuôi gà của gia đình ông Nguyễn Văn Tiên ở xã Gia Phú huyện Bảo Thắng

Mô hình chăn nuôi gà của gia đình ông Nguyễn Văn Tiên ở xã Gia Phú huyện Bảo Thắng. Ảnh: Lưu Hòa.

- Bám sát các đề án về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 – 2025; Nghị định số 83/2018/NĐ-CP, ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông; nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050… để chuyển giao tiến bộ KH-KT mới, tiên tiến vào sản xuất. Trong đó, tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực, bản địa có tiềm năng, có giá trị kinh tế cao; thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi bền vững, hình thành các mối liên kết vùng trong sản xuất, chủ động thị trường; áp dụng tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ, GAP, GACP... để tăng giá trị sản phẩm, sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, hướng đến xuất khẩu.

- Đổi mới hoạt động tư vấn dịch vụ nông nghiệp theo cơ chế đặt hàng, bám sát các địa phương đã thành lập tổ nhóm nhằm tư vấn hoạt động của các tổ nhóm gắn với tổ chức sản xuất và kinh doanh; các gói tư vấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác…

Khai giảng lớp tập huấn trồng dứa rải vụ tại huyện Bảo Thắng

Khai giảng lớp tập huấn trồng dứa rải vụ tại huyện Bảo Thắng. Ảnh: Lưu Hòa.

- Tăng cường công tác tuyên truyền đa hình thức trên phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử, bản tin... trên cơ sở phân khúc nhóm đối tượng (vùng cao, vùng thấp) về đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội và phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường; cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi; thị trường nông lâm sản; khoa học kỹ thuật, giống mới; ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái... để phục vụ nhu cầu thông tin về nông, lâm nghiệp cho người sản xuất.

- Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong các hoạt động khuyến nông để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công; thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản.

Bế giảng lớp đào tạo nghề Trồng Đào, Lê, Mận tại thị xã Sa Pa

Bế giảng lớp đào tạo nghề trồng đào, lê, mận tại Thị xã Sa Pa. Ảnh: Lưu Hòa.

Năm 2023, Khuyến nông Lào Cai sẽ phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thực hiện tốt công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho bà con nông dân ứng dụng vào sản xuất thực tế, đặc biệt là bà con nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông có hiệu quả, đặc biệt là các mô hình ứng dụng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái… hướng tới nền sản xuất an toàn, bền vững và hiệu quả.

Xem thêm
Người dân Vĩnh Phúc viết đơn xin dừng chăn nuôi trong khu dân cư

Tính đến cuối năm 2024 đã có 332 hộ chăn nuôi ở tỉnh Vĩnh Phúc làm đơn đề nghị hỗ trợ dừng chăn nuôi ở khu vực không được phép chăn nuôi.

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.