| Hotline: 0983.970.780

Kịch bản đối mặt Mỹ - Trung gần đảo nhân tạo ở Biển Đông

Thứ Năm 15/10/2015 , 08:59 (GMT+7)

Khi tàu của Mỹ vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo ở Trường Sa, Trung Quốc có thể sẽ cảnh báo bằng lời và sau đó điều tàu chiến và máy bay không người lái ngăn cản, đó là một trong các kịch bản dự đoán.

Mỹ đã thông báo cho các đồng minh như Philippines và Australia về kế hoạch điều tàu tuần tra đến gần các bãi đá ngầm ở Trường Sa, nơi Trung Quốc cải tạo phi pháp thành đảo nhân tạo. Bắc Kinh phản ứng rất tức giận, cho rằng Mỹ và đồng minh "đổ dầu vào lửa" tranh chấp khu vực, và "không bao giờ cho phép bất cứ nước nào vi phạm" vùng mà họ tự cho là thuộc chủ quyền của mình.

Theo đánh giá của giới quan sát, chuyện điều tàu hiện nay không phải là có hay không nữa, mà là khi nào, như thế nào và mức độ nghiêm trọng của hệ quả đến đâu.

Tự do Hàng hải

Hoạt động đưa tàu đến gần các bãi đá, khi diễn ra, sẽ được Mỹ thực hiện theo Chương trình Tự do Hàng hải của hải quân Mỹ. Nó được hình thành từ năm 1979, dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, nhằm đảm bảo quyền tự do đi lại trên biển, trên không theo các điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Mục tiêu của FONOPS là thách thức những "tuyên bố quá đáng" mà các quốc gia đưa ra về hải phận và không phận không tuân theo quy định của UNCLOS, chứ không hàm ý nghĩa công nhận hay bác bỏ chủ quyền của bên nào.


Một đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Biển Đông. Ảnh: Telegraph

Trong giai đoạn 2013-2014, hải quân Mỹ đã thực hiện tổng cộng 54 FONOPS, trong đó chủ yếu là thuộc khu vực phụ trách của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Chỉ huy cơ quan này cho biết họ đã sẵn sàng thực hiện kế hoạch tuần tra ở Biển Đông sau khi có lệnh.

Khi nào và ở đâu

Trang News10 của Australia dẫn lời các chuyên gia phân tích cho biết quyết định đã được đưa ra, và việc thực hiện sẽ diễn ra cuối tuần này hoặc vào tuần tới. Dự đoán này được đưa ra sau cuộc gặp của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ - Australia ở Boston.

Trước đó, tờ Financial Times dẫn nguồn quân sự Mỹ cho biết việc thực hiện tuần tra sát đảo nhân tạo có thể diễn ra "trong những ngày tới". Theo SCMP, đề xuất kế hoạch này đã được trình lên chính phủ Mỹ từ mùa hè, nhưng quyết định được trì hoãn cho đến sau chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 9 vừa rồi.

Chuyên gia Greg Poling, thuộc Chương trình minh bạch Hàng hải châu Á của Viện Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) đự doán việc tuần tra sẽ "chỉ diễn ra ở các thực thể chìm khi thủy triều lên trước khi việc bồi đắp diễn ra, và đủ cách xa các đá khác để tránh nguy cơ" về pháp lý vùng nước. Như vậy ông cho rằng các tàu của Mỹ sẽ tiến đến gần bãi Subi và Vành Khăn. (Các đá này đều nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam).

Các tàu Mỹ cũng có thể sẽ đi gần các thực thể khác trong quần đảo Trường Sa, theo tiến sĩ Mira Rapp-Hooper, thành viên Chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS). Mục đích của việc này là để tỏ ra Mỹ không "thiên vị" bất cứ bên nào đang có tuyên bố chồng lấn về chủ quyền ở đây.

Như thế nào

Các chuyên gia quân sự của Trung Quốc được dự đoán sẽ ra cảnh báo đối với các tàu Mỹ, và không để xảy ra đụng độ nếu phía Mỹ "không đi quá giới hạn", báo Hong Kong dẫn lời giới phân tích dự đoán.

"Hải quân Trung Quốc sẽ yêu cầu các tàu Mỹ rời đi bằng cách ra cảnh báo miệng", chuyên gia hải quân Ni Lexiong nói.

Li Jie, chuyên gia Hải quân làm việc ở Bắc Kinh, cho rằng phía Trung Quốc sẽ điều tàu chiến ngăn chặn tàu Mỹ, nếu tàu Mỹ không rời đi sau các cảnh báo nêu trên.

Một nguồn tin thân cận với quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiết lộ rằng Bắc Kinh có "các giải pháp hiệu quả hơn" cho kịch bản đối mặt ở Trường Sa. "Chúng tôi có thể dùng máy bay không người lái, hoặc đơn giản là dùng đến Quân đoàn pháo binh số hai". Quân đoàn pháo 2 là tên gọi lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc.

Bày tỏ thái độ cứng rắn trước kế hoạch của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cũng tuyên bố "không bao giờ cho phép bất cứ nước nào vi phạm lãnh hải và không phận" nước này tự nhận ở Trường Sa.

Tuy nhiên, trong một bài phân tích đăng trên website của Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS), tiến sĩ Mira Rapp-Hooper, chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ không có lý nào để phản ứng mạnh đếnn thái quá khi Mỹ thực hiện các hoạt động tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Hồi đầu tháng 9, năm tàu chiến của Trung Quốc đã đi qua khu vực 12 hải lý ngoài khơi một đảo thuộc quần đảo Aleut trên biển Bering của Mỹ mà không hề xin phép nhà chức trách Mỹ, với lý do những con tàu này đang thực thi quyền "đi qua vô hại" theo quy định của UNCLOS. Sẽ là "đạo đức giả và cả ngạo mạn" nếu Bắc Kinh cho rằng họ có quyền đi qua lãnh hải của Mỹ, trong khi tàu chiến Mỹ không được phép đi vào vùng biển quốc tế gần những đảo họ bồi đắp phi pháp. Ngoài ra, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây, theo UNCLOS, đều không có quyền có lãnh hải hay không phận bao quanh.


Tàu chiến Trung Quốc diễn tập phóng tên lửa trên biển. Ảnh: ChinaMil

Hệ quả

Điều thúc đẩy phía Mỹ đi đến kế hoạch này, theo Orville Schell, giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ Mỹ - Trung, là bởi chính quyền Obama đã hết kiên nhẫn trước thái độ "rất ép buộc, thậm chí đôi khi gây hấn" của Trung Quốc.

"Tôi nghĩ rằng Washington có lẽ đang dần tiến đến điểm bùng nổ với Bắc Kinh", Schell nhận xét. "Tôi cho là Mỹ đã quyết định chơi rắn hơn".

"Hệ quả của việc này là gì? Tôi không biết. Tôi cho rằng các bên đều hiểu cần có cách nào đó sống chung với Trung Quốc. Nhưng có thể Washington đang tự hỏi liệu cả quá trình đối thoại dài dằng dặc đó có thực sự mang lại điều gì hay không", Schell tiếp.

"Điều tàu đến ngay sau cuộc gặp thượng đỉnh Obama - Tập", ông Bill Bishop, chuyên gia về Trung Quốc, nói, "là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ xấu đi đến mức nào. Rất khó đoán kết quả của kế hoạch này, nhưng nếu không làm, Mỹ sẽ bị cho là yếu đi và Trung Quốc sẽ ngày càng quả quyết hơn ở châu Á".

VnExpress

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm