| Hotline: 0983.970.780

Kịch kinh dị áp đảo ngày Tết

Thứ Tư 11/02/2015 , 06:20 (GMT+7)

Năm nay các sân khấu ở TP. HCM đã nhộn nhịp tung ra các vở kịch kinh dị mới phục vụ chương trình Tết Ất Mùi, mỗi đoàn có từ 4-6 kịch bản.

Điều này trái ngược hẳn với những năm trước, theo quan niệm Tết phải vui nên sân khấu Tết toàn hài, vì vậy các đoàn thường chỉ có từ 1-2 vở mới. 

Không chỉ hài mà đa dạng các thể loại, từ hài đến chính kịch và nhiều nhất là kinh dị. Sân khấu Hồng Vân áp đảo đến 6 kịch ma, kinh dị đủ mọi đề tài như "Nốt ruồi máu", "12 giờ khuya", "Giờ chết", "Ðình cõi âm", "Ma lực kinh hoàng", "Kỳ án 292".

Nhà hát kịch Thế Giới Trẻ với vở "Lạnh nhẹ từ phía sau" hay "Phía sau tội ác" của Sân khấu 5B Võ Văn Tần. Đặc biệt Sân khấu Sao Minh Béo, sân khấu “sinh sau đẻ muộn” nhưng gặp khá nhiều scandal tai tiếng, nhiều người cho rằng sân khấu này khó trụ nổi.

Ấy thế nhưng mùa Tết năm nay, Sao Minh Béo vốn mạnh là sân khấu hài kịch và ca kịch, đang được khán giả khen ngợi với vở chính kịch “Sông Chờ” được thể nghiệm theo phong cách kịch Kim Cương thì lại tung ra một lúc 3 vở kinh dị như "Con ma nhà họ Mãn", "Lụa máu", "Kẻ máu lạnh". Đặc biệt, đa phần các vở kịch đều được xây dựng trên bối cảnh của xã hội thời phong kiến.

Diễn viên hài Minh Béo cũng là ông bầu của Sân khấu Sao Minh Béo chia sẻ: Sao Minh Béo là sân khấu mới, còn nhiều khó khăn nhưng Minh Béo nổi tiếng chịu chi khi mùa Tết mà làm đến 5 vở.

Những vở tâm lý xã hội đầu tư cũng gần 100 triệu đồng với cảnh trí xây dựng hoành tráng, màu sắc hấp dẫn. Riêng phần âm nhạc của vở nhạc kịch đã tốn mất 50 triệu đồng, có vở có ca khúc độc quyền nữa. Những vở kịch kinh dị thường đầu tư từ 120-150 triệu đồng/vở.

Còn những trò hù dọa của kịch kinh dị đã xưa thì tại Sân khấu Sao Minh Béo có những màn lửa cháy, đu bay, hô biến bất ngờ đạt hiệu quả cao khiến khán giả bất ngờ và thích thú. Sắp tới đây sân khấu sẽ đầu tư mưa và phun nước trên sân khấu.

Minh Béo cho biết thêm: Sân khấu Sao Minh Béo đưa ra các kịch bản kinh dị không phải đơn giản chạy theo thị hiếu mà muốn thông qua đó nhắc nhở mọi người đạo lý sống, về nhân quả ở đời để con người sống đúng đắn hơn.

Việc nhiều kịch bản lấy bối cảnh xã hội phong kiến như câu chuyện của "Sông Chờ", "Con ma nhà họ Mãn" hay "Lụa máu" vì giai đoạn này các tác phẩm văn học sâu sắc có nhiều kịch tính, phản ánh xã hội thời đó và sân khấu mượn nó để nói chuyện thời nay.

Cái thời nhà nhà làm kịch ma người người làm kịch ma vì vậy chất lượng các vở diễn cũng đi xuống. Cái lo lớn nhất là kịch bản phải hay và sâu sắc. Rất may phản hồi khán giả trong những đêm diễn ra mắt đều ủng hộ vì kịch bản có đường dây vững và nhiều hấp dẫn.

Để phục vụ khán giả, sắp tới sân khấu cũng sẽ tìm nhiều kịch bản bên cải lương chuyển thể lại như: "Lôi Vũ", "Thanh xà bạch xà", "Tướng cướp Bạch Hải Đường", "Mùa thu lá bay", "Bàn thờ tổ của một cô đào"... và cũng đặt tác giả viết các đề tài nóng trong xã hội hiện nay như: "Tôi không phải đàn ông", "Chơi ngải", "Tuổi dậy thì"... cho dẫu là kịch bản làm mới hay đề tài mới thì quan trọng là vở phải mang đến cho khán giả một thông điệp sâu sắc.

Minh Béo nhấn mạnh thêm: Sau một năm hoạt động, thời gian đầu có những lúc tưởng chừng không trụ nổi, lúc đó đội ngũ chúng tôi tự động viên nhau mình làm bằng cái tâm thì chắc chắn cái tâm sẽ đến với cái tâm. Thật may sau đó khán giả hiểu và ủng hộ mình nhiều hơn. Giờ đây, Sân khấu Sao Minh Béo đã tự tin hơn.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm