| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát sạt lở ở ĐBSCL

Thứ Ba 09/06/2015 , 06:15 (GMT+7)

Vừa qua, tại Sóc Trăng, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng cơ quan hợp tác quốc tế và Chương trình Quản lý tổng hợp ven biển (ICMP) tổ chức hội thảo “Kiểm soát sạt lở vùng ĐBSCL - thách thức và giải pháp".

* Mỗi năm mất 500 ha

Những năm gần đây vấn nạn sạt lở bờ biển, bờ sông diễn ra nghiêm trọng ở nhiều vùng trong cả nước với tốc độ gia tăng ngày càng cao. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, riêng vùng ĐBSCL mỗi năm mất khoảng 500 ha đất và tốc độ xói lở lên đến 30 - 40 m/năm xảy ra ở nhiều vùng dọc theo bờ biển. Sạt lở không chỉ xảy ra ở bờ biển mà còn ở vùng ven bờ sông, cửa sông...

ĐBSCL là phần cuối của châu thổ sông Mekong, có diện tích hơn 3,9 triệu ha và 19 triệu dân. Theo các nhà chuyên môn khảo sát địa chất, vùng đất này được hình thành chủ yếu bởi sự tích tụ phù sa, địa hình thấp, địa chất rất phức tạp; là một trong 5 vùng chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu lớn nhất thế giới.

Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng chỉ đạo, các tỉnh ĐBSCL cần tăng cường hợp tác khu vực sông Mekong để hạn chế những tác động từ thượng nguồn nhằm giảm ảnh hưởng vùng hạ lưu, đề ra những nguyên tắc quản lý liên vùng, liên ngành có sự tham gia các bên liên quan; giải pháp quản lý tổng hợp vùng ven bờ; quản lý đất, quy hoạch đê; sử dụng đất vùng ven biển, tạo sinh kế cho người dân...

Ông Tăng Quốc Chính, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống thiên tai cho biết: Với hệ thống sông ngòi dày đặc và trên 700 km bờ biển, ĐBSCL hiện có 265 điểm sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng chiều dài 450 km. Trong đó có 20 điểm nóng sạt lở bờ biển với tổng chiều dài hơn 200 km, chiếm khoảng ¼ tổng chiều dài bờ biển của vùng. Tình trạng sạt lở xen kẽ, có đoạn được bồi đắp, đoạn bị sạt lở làm cho thảm rừng ngập mặn nhiều nơi bị thu hẹp, thậm chí có một số đoạn không còn rừng.

Ở Gò Công Đông (Tiền Giang) có những đoạn sạt 30 m/năm, ở cửa Gành Hào (Bạc Liêu) có đoạt sạt đến 100 m/năm, một số đoạn ra mũi Cà Mau lở khoảng 30 - 40 m/năm. Bên cạnh đó, hằng năm vùng ven sông Tiền, sông Hậu thường xuyên xảy ra nhiều điểm nóng sạt lở vào đầu và cuối mùa lũ ở An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng nhận định, nguyên nhân gây xói lở do tác động của việc xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn; khả năng trữ nước của rừng suy giảm; thay đổi dòng chảy... Mặt khác, còn do tác động của sự phát triển KT-XH đã chiếm không gian của nước, khai thác nước ngầm gây lún đất, hoạt động giao thông thủy… Có thể nước biển chưa dâng cao nhưng tác động của hướng gió, sóng... cũng gây xói lở.

Ông Lâm Văn Mẫn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nói: "Sóc Trăng nằm cuối hạ lưu sông Hậu, tiếp giáp 72 km bờ biển, có 2 cửa sông lớn đổ ra biển Đông là Trần Đề và Mỹ Thanh. Một số nơi ven bờ sông, cửa sông, ven biển đã xảy ra hiện tượng xâm thực, xói lở bờ biển và rừng phòng hộ. Tỉnh đã có nhiều nỗ lực chống sạt lở, nhưng vẫn cần chia sẻ kinh nghiệm từ các địa phương khác để có giải pháp khả thi, bền vững".

19-11-43_gii-php-cong-trinh-ke-chn-song-to-bi-o-cm-nh-hd
Kè chắn sóng ở Tây Cà Mau

Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, thời gian qua tại các điểm sạt lở đã áp dụng nhiều giải pháp công trình thử nghiệm như: Giải pháp gây bồi bằng công trình đê mềm túi Geotube ở Nhà Mát (Bạc Liêu), kinh phí 5 tỷ đ/km; giải pháp công trình bán kiên cố gây bồi bằng hai hàng cọc bê tông cốt thép song song, ở giữa là các bó cừ ở Bạc Liêu kinh phí 17 tỷ đ/km, hoặc tương tự nhưng ở giữa bỏ đá hộc có kinh phí 34 tỷ đ/km ở Cà Mau.

Ở Bạc Liêu ứng dụng giải pháp gây bồi bằng công trình rào chắn sóng chữ T do tổ chức GIZ (Đức) tài trợ. Ở Kiên Giang làm hàng rào đơn bằng vật liệu tre... Riêng đối với những khu vực không trồng rừng được thì áp dụng các giải pháp công trình cứng khác như kè bê tông hộ bờ dạng mái nghiêng và dạng tường đứng; kè mỏ hàn dạng chữ I bằng vật liệu cứng, kè phá sóng...

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.