| Hotline: 0983.970.780

Hướng đến 70 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam

Kiểm soát thuốc thú y, khống chế dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Thứ Ba 16/06/2020 , 14:59 (GMT+7)

Quản lý thuốc thú y, khống chế dịch bệnh tốt, những năm gần đây Cục Thú y đã từng bước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.

Hiện nay đã có rất nhiều nhà sản xuất thuốc thú y đầu tư công nghệ hiện đại, trang thiết bị tiên tiến, áp dụng nghiêm ngặt các quy trình chuẩn của quốc tế, sản phẩm thuốc thú y ngày càng được nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Ảnh: Lăng Trần.

Hiện nay đã có rất nhiều nhà sản xuất thuốc thú y đầu tư công nghệ hiện đại, trang thiết bị tiên tiến, áp dụng nghiêm ngặt các quy trình chuẩn của quốc tế, sản phẩm thuốc thú y ngày càng được nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Ảnh: Lăng Trần.

Sản xuất vắc xin, đưa ngành Thú y ngang tầm thế giới

Những năm 90, ngành sản xuất thuốc thú y của Việt Nam chỉ có 14 cơ sở nhỏ, sản xuất 155 loại thuốc dược phẩm thông thường, chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Vắc xin và chế phẩm sinh học dùng trong thú y cũng chỉ có 3 đơn vị sản xuất 34 loại, chủ yếu là các loại vắc xin đơn giá, sử dụng giống gốc và quy trình sản xuất cũ.

Đến nay, nhờ có những nghiên cứu thành công của ngành Thú y đã đưa tổng số sản phẩm thuốc thú y đăng ký lưu hành tại Việt Nam là 12.501 sản phẩm thuốc thú y sản xuất trong nước và nhập khẩu. Thuốc thú y thủy sản là 1.592 sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, đáp ứng trên 80% nhu cầu thuốc thú y phòng, chống dịch bệnh trong nước.

Hiện đã có trên 1.145 loại thuốc thú y của Việt Nam được xuất khẩu đến trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, với giá trị xuất khẩu trung bình hằng năm trên 22 triệu USD. Điều này khẳng định được uy tín cũng như chất lượng của thuốc thú y sản xuất trong nước.

Nếu như năm 2015, toàn quốc có 56 cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt điều kiện thực hành quản lý tốt thuốc thú y (GMP), thì đến nay, đã có 75 cơ sở sản xuất thuốc thú y và 100% cơ sở sản xuất dược phẩm, vắc xin thú y đạt GMP.

Trong nhiều năm qua, ngành Thú y đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học nhằm sản xuất các loại vắc xin thế hệ mới. Trong đó, nhiều đề tài nghiên cứu nổi bật phải kể đến như:

Chế tạo thành công giống gốc để sản xuất vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho gia súc và chế tạo vắc xin vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh LMLM type O cho gia súc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh LMLM type O, giúp phòng bệnh cho khoảng 20.000 gia súc mỗi năm, giảm hàng trăm tỷ đồng nhập khẩu vắc xin hằng năm.

Sản xuất vắc xin phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì đã tạo ra 209.340 liều vắc xin nhược độc, với quy trình sản xuất vắc xin ổn định.

Từng bước nghiên cứu Dịch tễ học theo chiều sâu một số bệnh chủ yếu như: Dịch tả lợn cổ điển, Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, PRRS, LMLM..., tạo cơ sở khoa học chắc chắn, xây dựng biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Khống chế tốt một số bệnh: Dịch tả lợn cổ điển, Newcastle, Gumboro, Marek, Đậu... đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông tiếp Đoàn chuyên gia của FAO và OIE đến Việt Nam tư vấn, hỗ trợ phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Lăng Trần.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông tiếp Đoàn chuyên gia của FAO và OIE đến Việt Nam tư vấn, hỗ trợ phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Lăng Trần.

Ngoài những thành công trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin cho động vật trên cạn, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thủy sản đã từng bước làm chủ các khâu trong chuỗi sản xuất thủy sản từ khâu nuôi trồng, thức ăn, mô hình nuôi và chế biến.

Những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật đã tác động một cách tích cực vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cũng giúp nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, đảm bảo sản phẩm sạch, chất lượng cao.

Trải qua 70 năm, vai trò và vị thế của ngành Thú y nói chung và Cục Thú y nói riêng được nâng cao trong cộng đồng quốc tế và khu vực. Điều này thể hiện ở xu hướng giảm các dự án phát triển, thay vào đó là gia tăng các dự án hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thú y.

Hoạt động hợp tác song phương đã có bước phát triển đáng khích lệ. Nhiều thỏa thuận, hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực thú y đã được Cục Thú y ký kết và triển khai hiệu quả với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới: Thỏa thuận hợp tác về thú y và kiểm dịch động vật với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… Các cuộc họp song phương hàng năm với các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia và các nước đối tác quan trọng như Thái Lan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc,… được duy trì đều đặn và hiệu quả.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

Với ngành Thú y, hỗ trợ xúc tiến thương mại là một nhiệm vụ mới nhưng Cục Thú y đã nỗ lực, phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.

Năm 2017, đã đàm phán, tổ chức triển khai xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản và trứng gia cầm giống sang thị trường Myanmar. Thành công này đã giúp nâng cao giá trị gia cầm, mở ra hướng đi mới cho người chăn nuôi và nâng cao vị thế của sản phẩm gia cầm Việt Nam.

Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cùng Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước và Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà chế biến để xuất khẩu của Công ty CP tại Bình Phước. Ảnh: Lăng Trần.

Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cùng Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước và Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà chế biến để xuất khẩu của Công ty CP tại Bình Phước. Ảnh: Lăng Trần.

Năm 2019, lô sản phẩm sữa đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã đánh dấu mốc quan trọng, tạo cơ hội cho ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Việt Nam.

Thịt lợn mảnh đông lạnh, thịt gà chế biến, trứng gia cầm các loại và tổ yến đã được xuất khẩu sang Hồng Kông. Mỗi năm, trung bình xuất khẩu khoảng gần 20 triệu quả trứng các loại sang Singapore.

Tháo gỡ vướng mắc, rào cản xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật và sản phẩm thủy sản sang Liên bang Nga.

Chủ động nghiên cứu, đàm phán tháo gỡ rào cản của các thị trường và mở cửa một số thị trường xuất khẩu thủy sản có tiềm năng: xuất khẩu tôm và sản phẩm tôm; tháo gỡ rào cản kỹ thuật đối với cá tra và cá đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Brazil. Hoàn thiện các điều kiện vệ sinh thú y theo yêu cầu của của thị trường Úc để có thể xuất khẩu tôm nguyên con.

Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại chuỗi sản xuất thịt gà chế biến để xuất khẩu của Công ty CP. Ảnh: Lăng Trần.

Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại chuỗi sản xuất thịt gà chế biến để xuất khẩu của Công ty CP. Ảnh: Lăng Trần.

Hướng dẫn các địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sú thực hiện các yêu cầu về vệ sinh thú y, giám sát dịch bệnh theo yêu cầu của phía Trung Quốc. Cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan và đàm phán với Cơ quan Thú y có thẩm quyền của Trung Quốc nhằm mở rộng danh mục sản phẩm thủy sản của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Có thể nói, các kết quả nghiên cứu của ngành Thú y Việt Nam đã tạo cơ sở khoa học, tham mưu cho cơ quan chuyên môn đề xuất với Chính phủ các chủ trương, chính sách trong phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi, đưa ngành Nông nghiệp hội nhập quốc tế và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cộng đồng.

Xem thêm
Thái Lan dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn sầu riêng trong năm 2024

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn sầu riêng, trị giá khoảng 130 tỷ baht, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm