| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Chủ động tích nước ngọt sản xuất và đời sống dân sinh

Thứ Bảy 26/11/2022 , 07:21 (GMT+7)

Kiên Giang Cần chủ động tích trữ nước ngọt, nhằm hạn chế nước mặn xâm nhập, sạt lở kênh mương do nước mặt giảm sâu, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh.

Không sản xuất lúa vụ 3

Ông Lê Quốc Việt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Kiên Giang cho biết, đã có công văn gửi UBND huyện U Minh Thượng và Vườn quốc gia U Minh Thượng yêu cầu chủ động tích trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt và phòng chống cháy rừng trong mùa khô năm 2022 – 2023.

Bơm tích trữ nước ngọt tại Vườn quốc gia U Minh Thượng, để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân và phòng chống cháy rừng. Ảnh: Trung Chánh.

Bơm tích trữ nước ngọt tại Vườn quốc gia U Minh Thượng, để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân và phòng chống cháy rừng. Ảnh: Trung Chánh.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Kiên Giang, tổng lượng mưa khu vực trong tháng 11 và 12/2022 có xu hướng gia tăng và có tổng lượng mưa dự kiến sẽ cao hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 30%.

Trước đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Kế hoạch số 234/KH-UBND ngày 3/11/2022 về việc triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh.

Dự báo tình hình xâm nhập mặn tại khu vực tỉnh có xu hướng ở mức tương đương so với trung bình nhiều năm và không quá gay gắt. Tuy nhiên, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vẫn đe dọa đến sản xuất lúa vụ mùa, đông xuân 2022 - 2023 và nước sinh hoạt của nhân dân.

Do đó, cần sớm triển khai kế hoạch, chủ động tích trữ nước ngọt phục vụ cho sản xuất lúa vụ đông xuân 2022 - 2033 và nước sinh hoạt cho nhân dân, giữ ổn định hệ thống đê bao và phòng chống cháy rừng. Đối với UBND huyện U Minh Thượng cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thông tin dự báo khí tượng, thủy văn và tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn, để có biện pháp ứng phó, xử lý kịp thời. Tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn huyện sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước ngọt để đảm bảo phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Tại khu vực các xã Vĩnh Hòa, Hòa Chánh, Thạnh Yên và Thạnh Yên A (huyện U Minh Thượng), người dân thường tiếp tục gieo sạ lúa vụ 3 sau khi thu hoạch lúa đông xuân. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là thiếu nguồn nước tưới vào cuối vụ. Vì vậy, ban ngành huyện cần tuyên truyền, vận động để nông dân đồng thuận, không tiếp tục sản xuất lúa vụ 3 trong điều kiện nguồn nước không đảm bảo để tránh bị thiệt hại.

Hệ thống đê bao vùng đệm U Minh Thượng từng xảy ra sạt lở do nước mặt trong kênh mương giảm sâu, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân sinh. Ảnh: Trung Chánh.

Hệ thống đê bao vùng đệm U Minh Thượng từng xảy ra sạt lở do nước mặt trong kênh mương giảm sâu, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân sinh. Ảnh: Trung Chánh.

Chỉ đạo các ngành chuyên môn khảo sát, kiểm tra tình hình sản xuất, nhu cầu nước tưới cho từng loại cây trồng, vật nuôi, nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng. Chủ động có kế hoạch tích trữ nguồn nước ngọt cuối mùa mưa, trước khi đóng các cống ngăn mặn, giữ ngọt vùng ven biển, để ứng phó với khả năng hạn hán trong mùa khô 2022 - 2023. Tránh tình trạng để nguồn nước mặt trong các kênh, mương bị giảm sâu, có thể gây ra hiện tượng sụt lún, sạt lở hệ thống đê bao, gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống giao thông, thủy lợi.

Tích trữ nước cho "túi nước khổng lồ"

Chi cục Thủy lợi Kiên Giang cũng đề nghị Vườn quốc gia U Minh Thượng, phối hợp với UBND huyện U Minh Thượng rà soát nhu cầu nguồn nước phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng, để chủ động tích trữ nguồn nước khi vận hành đóng các cống, đập trên địa bàn vùng đệm U Minh Thượng. Theo đó, cần sớm triển khai thực hiện các biện pháp để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sản xuất, nước sinh hoạt cho nhân dân, giữ ổn định hệ thống đê bao ngoài và phòng chống cháy rừng U Minh Thượng trong mùa khô 2022 - 2023.

Phát dọn hệ thống kênh mương trong Vườn quốc gia U Minh Thượng để tăng khả năng tích trữ nước cũng như cơ động để phòng chống cháy rừng. Ảnh: Trung Chánh.

Phát dọn hệ thống kênh mương trong Vườn quốc gia U Minh Thượng để tăng khả năng tích trữ nước cũng như cơ động để phòng chống cháy rừng. Ảnh: Trung Chánh.

Quản lý chặt chẽ hệ thống cống, đập giữ nước, thường xuyên theo dõi tình hình suy giảm mực nước kênh đê bao ngoài vườn quốc gia U Minh Thượng và các kênh nội đồng. Phát hiện và xử lý kịp thời tình huống sạt lở có thể xảy ra, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất và cơ sở hạ tầng.

Vườn quốc gia U Minh Thượng có diện tích hơn 21.000 ha, trong đó vùng lõi trên 8.000 ngàn ha, còn lại là vùng đệm. Vùng lõi của vườn có ranh giới là hệ thống đê bao trong với tổng chiều dài 38 km kèm theo đó là hệ thống kênh dự trữ và điều tiết nước. Trên lớp mặt của Vườn quốc gia U Minh Thượng có lớp đất than bùn với diện tích vào khoảng 4.000 ha, trữ lượng ước tính khoảng 40 triệu m3.

Vườn quốc gia U Minh Thượng có lớp đất than bùn và hệ thống kênh mương có khả năng tích trữ nước rất lớn, tạo thành túi nước ngọt khổng lồ điều tiết cho cả vùng. Ảnh: Trung Chánh. 

Vườn quốc gia U Minh Thượng có lớp đất than bùn và hệ thống kênh mương có khả năng tích trữ nước rất lớn, tạo thành túi nước ngọt khổng lồ điều tiết cho cả vùng. Ảnh: Trung Chánh

Lớp than bùn này được hình thành cả ngàn năm, dày từ 1-1,5 m, có màu nâu xốp, không bị nhiễm mặn, phèn, với khả năng giữ nước rất cao. Cộng với lượng nước mặt ở trên bề mặt đất rừng và trong các hệ thống kênh, mương chung quanh, tạo thành túi chứa nước khổng lồ. Chính vì vậy, Vườn quốc gia U Minh Thượng không chỉ là lá phổi xanh mà còn là túi nước ngọt phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh cho cả vùng.

Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 11 tháng đạt gần 235 triệu USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2023.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Khám phá Nhà máy xanh TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.