| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang công nhận 8 nghề truyền thống và 1 làng nghề

Thứ Tư 04/12/2019 , 21:55 (GMT+7)

Tỉnh Kiên Giang đã xét duyệt và công nhận 8 nghề truyền thống, 1 làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Các thành viên hội đồng tham quan, tìm hiểu sản phẩm làng nghề và nghề truyền thống trưng bày tại buổi họp xét duyệt công nhận.

Theo đó, 8 nghề truyền thống được Hội đồng xét duyệt, công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền tỉnh Kiên Giang xét duyệt trong năm 2019, gồm: Nghề làm tôm khô (TP. Hà Tiên), nghề nấu rượu nếp Đường Xuồng, (xã Định Hòa, Gò Quao), nghề làm đất nung (xã Thổ Sơn, Hòn Đất), nghề chẻ đá (xã Thổ Sơn, Hòn Đất), nghề đan đát (xã Bàn Thạch, Giồng Riềng), nghề cơ khí (TT Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng), nghề sản xuất bún (TT Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận), nghề làm tương hột và chao (xã Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận).

Tiêu chí để xét duyệt nghề truyền thống đó là: Nghề xuất hiện tại địa phương trên 50 năm và đang tiếp tục phát triển. Nghề tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc. Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Làng nghề truyền thống được xét duyệt đợt này là Làng nghề đan ghế bằng dây nhựa (xã Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận). Làng nghề đan ghế bằng dây nhựa đáp ứng đủ 3 tiêu chí: Tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm liên tục và tính đến thời điểm được công nhận. Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường, làng nghề theo quy định hiện hành.  

Tại buổi xét duyệt, các địa phương và hộ dân làm nghề đề nghị được nhà nước hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ rộng hơn để nâng cao thu nhập lao động nông thôn.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, việc được xét duyệt, công nhận nghề truyền thống và làng nghề nhằm tạo điều kiện hỗ trợ duy trì, phát huy nghề không bị mai một trong thời gian tới.

Nghề truyền thống tại địa phương vừa mang lại thu nhập cho lao động nông thôn, vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là ngành nghề giữ chân lao động nông thôn, hạn chế tình trạng lao động đổ về các thành phố kiếm việc làm.

Năm 2018, tỉnh Kiên Giang cũng đã xét công nhận 14 nghề và làng nghề truyền thống.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

5 điểm bán sản phẩm OCOP phục vụ giỏ quà tết tại Kiên Giang

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến nay đã thành lập được 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, với hàng trăm giỏ quà tết được tiêu thụ mỗi ngày.