| Hotline: 0983.970.780

Nhà khoa học đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ Ba 28/05/2024 , 18:29 (GMT+7)

TRÀ VINH Mới đây, Trường Đại học Trà Vinh tổ chức hội thảo khoa học 'Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền vững'.

Hội thảo có sự tham dự của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà giáo dục, chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cùng chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Theo PGS.TS Diệp Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, hội thảo là cơ hội để Trường Đại học Trà Vinh chia sẻ những lợi thế, tiềm năng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nông nghiệp, đồng thời kết nối, hợp tác với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp trong và ngoài nước… cùng thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp sáng tạo, thiết thực cho việc ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp trong tình hình thực tế tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Hội thảo tập trung giới thiệu các giải pháp khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền vững. Ảnh: Minh Đảm.

Hội thảo tập trung giới thiệu các giải pháp khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền vững. Ảnh: Minh Đảm.

Tại hội thảo, đã có nhiều ý kiến tham luận chuyên sâu từ các nhà khoa học về kinh nghiệm, giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả, bảo vệ môi trường và kết nối, hợp tác cùng nhau thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Hội thảo diễn ra với 2 phiên thảo luận, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trình bày nhiều báo cáo khoa học chất lượng, thu hút nhiều sự quan tâm.

Lĩnh vực trồng trọt ghi nhận các báo cáo tiêu biểu như: Ứng dụng DNA barcode trong nhận diện giống cây trồng, tình hình gây hại và hiệu quả gây chết của các dòng nấm xanh Metarhizium anisopliae đối với bọ cánh cứng hại dừa tại tỉnh Trà Vinh. Công ty Thaco Agri tham luận báo cáo chia sẻ về doanh nghiệp và cơ hội cho sinh viên các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, chế biến.

Lĩnh vực thủy sản có các bài nghiên cứu các giải pháp khoa học để ứng dụng giải quyết các vấn đề phát sinh trong nuôi trồng, phát triển bền vững các vật nuôi. Cụ thể như: Ứng dụng Probiotics trong chăn nuôi trồng và thủy sản; ứng dụng công nghệ cao trong phát triển thủy sản bền vững; nghiên cứu nuôi ghép tôm thẻ chân trắng trong hệ thống tôm càng xanh toàn đực; nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chất chiết lá bình bát lên tăng trọng, tỷ lệ sống và hoạt tính kháng huyết thanh chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictalurid gây bệnh gan thận mủ trên cá tra.

Lĩnh vực chăn nuôi có các báo cáo nghiên cứu giải quyết các vấn đề thời sự trên heo, bò, chó. Tiêu biểu như giảm sử dụng kháng sinh cho trang trại heo; đánh giá đáp ứng miễn dịch và duy trì kháng thể của bò sau khi tiêm vacxin viêm da nổi cục tại tỉnh Bến Tre và ảnh hưởng của việc bổ sung tinh dầu tía tô vào môi trường pha loãng tinh trùng chó trữ đông.

Ngoài ra, còn có các báo cáo nổi bật như: Tổng quan về tinh bột kháng tiêu hóa và phương pháp thu nhận, ứng dụng vi sinh vật bản địa trong phát triển nông nghiệp bền vững; công nghệ lên men sản xuất bột ngọt bền vững với môi trường; hiệu quả sức khỏe của Yakult thông qua nghiên cứu khoa học; công nghệ nano sinh học trong phát triển nông nghiệp bền vững…

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Bầu Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 21/12, Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam (Hội Thú y Việt Nam) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.