| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Khắc phục bất cập về khai thác IUU

Thứ Ba 18/09/2018 , 14:05 (GMT+7)

Ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đang tập trung triển khai các giải pháp cấp bách để khắc phục các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU).

08-21-23_2_tinh_trng_khi_thc_hi_sn_cu_kien_ging_hien_vn_mng_nng_tinh_nghe_c_nhn_dn_voi_nhieu_kho_khn_bt_cp_cn_phi_gii_quyet_de_huong_den_pht_trien_ben_vung
Kiên Giang kiên quyết từ chối đăng kiểm đối với các trường hợp tàu cá có màu sơn giống tàu cá nước ngoài

Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, Vùng 5 Hải quân và Sở Ngoại vụ Kiên Giang, trong 6 tháng đầu năm 2018, có 14 tàu cá và 129 ngư dân Kiên Giang bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; giảm 17 tàu cá, 38 ngư dân so với cùng kỳ.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, ngay từ cuối năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng đã ban hành chỉ thị về việc triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác IUU (Chỉ thị số 2937/CT-UBND).

Trong đó, chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, nhất là các địa phương trọng điểm có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài phải trực tiếp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp để chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Kiên Giang khai thác thủy sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Mục tiêu là đến trước ngày 30/4/2018 sẽ chấm dứt được tình trạng này. Tuy nhiên đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.

Triển khai kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025. Đồng thời, tỉnh đã thành lập Tổ Thông tin tuyên truyền và các sở, ngành (thành viên Tổ 689) phối hợp với Cục Kiểm ngư và các địa phương tổ chức 6 đợt tuyên truyền phổ biến Luật Thủy sản 2017, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh cho 398 lượt người tham dự; in ấn 5.000 “Sơ đồ phạm vi các vùng biển” và một số điểm lưu ý cho ngư dân đánh bắt xa bờ để cấp phát cho ngư dân; cấp phát 633 tờ rơi, tờ bướm và 400 quyển tài liệu...

Ông Quảng Trọng Thao, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, ngoài tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tỉnh cũng đã triển khai những biện pháp mạnh, như: Kiên quyết từ chối đăng kiểm đối với các trường hợp tàu cá có màu sơn giống tàu cá nước ngoài (xanh, đỏ, vàng, sọc chéo), không đánh dấu tàu và vẽ số tàu cá không đúng quy định. Tổ chức triển khai thực hiện việc “Cấm đóng mới, nhập khẩu, thuê tàu trần, cải hoán hoặc chuyển sang các nghề: nghề kết hợp ánh sáng hoạt động tại tuyến bờ và tuyến lộng; nghề te, xiệp, xịch, đáy trong sông, đáy biển, nghề lưới kéo; tàu lắp máy chính dưới 30CV làm các nghề khác hoặc các nghề cấm phát triển do UBND cấp tỉnh quy định đã được sự đồng ý của Bộ NN-PTNT” áp dụng từ ngày 17/3/2018...

“Sau khi Đoàn Tranh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thủy sản của EC đến kiểm tra tình hình khắc phục các khuyến nghị về khai thác IUU ở một số địa phương của nước ta, trong đó có Kiên Giang, đã có quyết định kéo dài cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam thêm 6 tháng nữa. Nếu không hành động quyết liệt để thay đổi hình hình thì nghề cá của chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì một khi Châu Âu đã không nhập hải sản của Việt Nam thì các nước khác họ cũng không mua. Khai thác mà không bán được thì tàu cá chỉ có nước nằm bờ’, ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm