| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang thẩm định, xét công nhận 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ Hai 24/05/2021 , 08:02 (GMT+7)

Hội đồng thẩm định xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) Kiên Giang vừa họp xét công nhận 9 xã thuộc các huyện An Minh, An Biên, Hòn Đất và Châu Thành.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Nhàn, Chủ tịch hội đồng thẩm định xét công nhận xã đạt chuẩn NTM tỉnh Kiên Giang chủ trì buổi họp. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Nhàn, Chủ tịch hội đồng thẩm định xét công nhận xã đạt chuẩn NTM tỉnh Kiên Giang chủ trì buổi họp. Ảnh: Trung Chánh.

Buổi họp hội đồng thẩm định theo hình thức trực tuyến với các huyện có xã được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Nhàn, Chủ tịch hội đồng.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang đã báo cáo kết quả của Đoàn công tác liên ngành cấp tỉnh về việc khảo sát, thẩm định thực hiện xây dựng NTM tại 9 xã: Vân Khánh Đông, Thuận Hòa (huyện An Minh), Đông Thái, Nam Thái (huyện An Biên), Lình Huỳnh, Nam Thái Sơn, Mỹ Phước (huyện Hòn Đất), Minh Hòa, Thạnh Lộc (huyện Châu Thành).

Theo đó, các sở, ngành phụ trách thẩm định kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM đều đánh giá các xã nêu trên đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Cụ thể, các xã đều có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tỷ lệ đường giao thông từ trung xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo ô tô đi lại thận tiện quanh năm, thủy lợi đảm bảo diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động…

Tổ chức sản xuất hợp lý, có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững, giúp người dân các xã được xét công nhận đạt chuẩn NTM mới nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Tổ chức sản xuất hợp lý, có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững, giúp người dân các xã được xét công nhận đạt chuẩn NTM mới nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Về tổ chức sản xuất, các xã đều có hợp tác xã hoạt động đúng Luật Hợp tác xã 2012 và kinh doanh có lãi 2 năm liền, có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 các xã đạt từ 50,14 đến 57,45 triệu đồng/người/năm so với quy định là 50 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 các xã ở các mức 2-3%, so với tiêu chuẩn là dưới 4%.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn, cho rằng chương trình MTQG xây dựng NTM là chương trình lâu dài, huy động nhiều nguồn lực, cần phải thực hiện thực chất và đảm bảo bền vững. Khi đạt chuẩn nông thông mới, còn phải tiếp tục tiến lên nâng cao, kiểu mẫu. Việc đầu tư các tiêu chí cứng về cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn là cần thiết nhưng các tiêu chí mềm còn quan trọng hơn nhiều. Như việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, tham gia bảo hiểm y tế, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và an ninh quốc phòng… rất cần sự quyết tâm và ý thức cao của người dân.  

Tổ chức sản xuất hợp lý, có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững, giúp người dân các xã được xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Tổ chức sản xuất hợp lý, có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững, giúp người dân các xã được xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thu nhập. Ảnh: Trung Chánh.

Sau khi góp ý, kiến nghị, các thành viên hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu bình xét công nhận các xã đạt chuẩn NTM tỉnh Kiên Giang năm 2021. Theo đó, 9 xã, gồm: Vân Khánh Đông, Thuận Hòa, Đông Thái, Nam Thái, Lình Huỳnh, Nam Thái Sơn, Mỹ Phước, Minh Hòa và Thạnh Lộc đủ điều kiện đề nghị UBND tỉnh ra quyết định công nhận đạt chuẩn NTM.

  • Tags:
Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.