| Hotline: 0983.970.780

Thời của nuôi tôm công nghệ cao

Thứ Tư 07/10/2020 , 06:30 (GMT+7)

Vùng nuôi tôm lớn nhất nước là Bạc Liêu, Sóc Trăng đang tăng tốc đầu tư mạnh vào nuôi tôm công nghệ cao.

Khở đầu ở ĐBSCL là các mô hình tôm quảng canh, thâm canh. Sau mô hình nuôi tôm cải tiến giảm rủi ro dịch bệnh, tăng năng suất được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên trong những năm gần đây một số doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản xuất khẩu đã mở hướng đầu tư nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao – một lĩnh vực hoàn toàn mới, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó nâng cao hiệu quả, giá trị tôm nuôi. 

Nuôi tôm lót bạt đáy, ứng dụng công nghệ cao tại Sóc Trăng. Ảnh: HĐ.

Nuôi tôm lót bạt đáy, ứng dụng công nghệ cao tại Sóc Trăng. Ảnh: HĐ.

Tỉnh Sóc Trăng có vùng nuôi tôm nước lợ gần 55.000 ha và tỉnh Bạc Liêu có hơn 136.000 ha. 2 địa phương này đang mở rộng mô hình nuôi tôm công nghiệp, chú trọng ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, một số trang trại chuyển đổi theo mô hình từ ao nuôi đất sang ao lót bạt bờ và ao lót bạt đáy. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới theo khuyến cáo nhằm đảm bảo theo tiêu chuẩn tôm sạch, giảm sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh và có sử dụng thuốc vi sinh. Trong các mô hình nuôi tôm tiên tiến, mô hình nuôi tôm lót bạt đáy cho tỷ lệ thành công trên 90%.

Trong 3 năm qua,  mô hình nuôi tôm lót bạt đáy ở Sóc Trăng chiếm khoảng 30% tổng diện tích. Nhờ tăng năng suất, sản lượng tôm thu hoạch nâng lên gấp 2-3 lần. Trong đó, trại nuôi tôm Tân Nam của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta ở xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu áp dụng nuôi tôm lót bạt đáy khá thành công. Trại sử dụng dòng vi sinh bản địa tự phân lập, nuôi cấy để đối kháng với các dòng vi khuẩn gây bệnh trên tôm. Với hàng trăm ao nuôi tôm trên tổng diện tích 270 ha, trại tôm Tân Nam đạt tổng sản lượng nuôi của vụ 1 trong năm lên đến 1.000 tấn, cao gấp đôi so mục tiêu kế hoạch ban đầu đề ra.

Mô hình nuôi tôm lót bạt đáy có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn ao đất nhưng ưu điểm dễ quản lý dịch bệnh, môi trường ao nuôi. Nhờ đó rủi ro thấp, tôm lớn nhanh, đồng đều nên được nhiều hộ ứng dụng.

2 năm qua, Công ty CP Thủy sản sạch VN (Viana Clearnfood) đầu tư trên 350 tỷ đồng đầu tư vùng nuôi tôm công nghiệp trên 140 ha, với hàng trăm ao nuôi hình tròn nổi (trên mặt đất). Suất đầu tư mỗi ao hàng trăm triệu đồng, được xây dựng kết cấu bê tông nhẹ và lót bạt đáy. Một năm có thể thả nuôi 3 vụ, năng suất đạt từ 8-12 tấn/ha.

Năng suất, sản lượng tôm nuôi tăng dần theo từng năm. Dự kiến năm 2020 sản lượng đạt 2.500 tấn và năm 2021 sẽ đạt năng suất cao nhất, khoảng 3.500 tấn. Môi trường tôm nuôi đảm bảo từ khu xử lý nước ao lắng, lọc sạch trước khi đưa vào các ao nuôi tuần hoàn nước. Chất lượng tôm nuôi đạt tiêu chuẩn ASC (chứng nhận tôm vào EU).

Ông Võ Văn Phục, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Viana Clearnfood cho hay, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là bước chuyển lớn lần thứ 2, sau khi sản phẩm tôm của Việt Nam vượt hơn so với các nước trong khu vực về trình độ và công nghệ trong nuôi tôm. Khi hình thành vùng nuôi sạch, kiểm soát chất lượng tôm bằng vi sinh không sử dụng hóa chất kháng sinh là bước tiến nhanh về khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng.

Nuôi tôm công nghệ cao ở Sóc Trăng. Ảnh: LHV.

Nuôi tôm công nghệ cao ở Sóc Trăng. Ảnh: LHV.

Hơn 10 năm qua ở Bạc Liêu nổi lên với nhiều mô hình và cách làm mới trong nuôi tôm công nghệ cao. Đã xúc tiến dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên diện tích hơn 100 ha, tổng vốn đầu tư 175 tỷ đồng…

Nằm kề khu vực triển khai dự án, từ tháng 9/2019 Công ty Nuôi tôm công nghệ cao Bạc Liêu áp dụng kỹ thuật nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên tổng diện tích 52 ha. Doanh nghiệp đang tập trung nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao rộng rãi mô hình nuôi tôm tiên tiến...

Tỉnh Bạc Liêu hiện có hơn 135.000 ha nuôi tôm bên bờ biển Đông. Sản lượng tôm nuôi hằng năm ước khoảng 155.000 tấn. Hạ tầng kỹ thuật yểm trợ phục vụ vùng nuôi tôm với gần 190 cơ sở sản xuất tôm giống, hơn 100 cơ sở ương dưỡng tôm giống, hàng năm sản xuất khoảng 30 tỷ con giống. Hơn 20 nhà máy chế biến thủy sản, tổng công suất thiết kế gần 135.000 tấn. Sản lượng tôm của Bạc Liêu xuất khẩu hứa hẹn sẽ vượt mức 60.000 tấn/năm.

Xem thêm
Xuất khẩu rau quả Việt Nam năm 2024 sẽ đạt 7,2 tỷ USD

Tổng Thư ký Vinafruit cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Hộp quà bất ngờ từ Vinamilk mang niềm vui ấm áp đến trẻ em vùng cao

'Hộp quà bất ngờ' của Vinamilk đã xuất hiện tại Trường Mầm non Sinh Long huyện miền núi Na Hang, tỉnh Tuyên Quang vào một ngày trời trở rét đậm.