| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Thành lập ngân hàng ghẹ xanh

Thứ Ba 27/09/2011 , 10:38 (GMT+7)

Ông Trần Chí Viễn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, Sở vừa phối hợp với các ngành chức năng thành lập “ngân hàng ghẹ xanh” đặt tại ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện đảo Phú Quốc nhằm tránh nguy cơ cạn kiệt loài thủy sản này. Mô hình ngân hàng ghẹ xanh do tổ chức WAP (Liên minh đất ngập nước) tài trợ.

Theo đó các hộ tham gia mô hình (ngư dân khai thác, người nuôi hoặc mua, bán ghẹ) sẽ được vay vốn ưu đãi từ 3-5 triệu đồng/hộ và trả lãi hàng tháng bằng ghẹ cái mang trứng (3-5 con/tháng, nếu có nhiều hơn thì ký gửi). Sau đó, ghẹ mang trứng sẽ được Đội tình nguyện bảo vệ nguồn lợi thủy sản của ấp thu gom thả vào lồng nuôi, chăm sóc cho tới khi sinh sản, để thả con lại cho môi trường biển.

Ghẹ xanh là loài có giá trị thương phẩm cao (gấp 2 lần so với các loài ghẹ thông thường), xuất hiện nhiều ở vùng biển Hà Tiên - Phú Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây loài ghẹ này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do bị khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường biển ngày càng gia tăng. “Khi khai thác, người ta bắt cả ghẹ đang mang trứng để bán. Trong khi đó, ghẹ mang trứng thường bị óp, bán không có giá. Chính vì vậy, mô hình ngân hàng ghẹ xanh vừa giúp ngư dân có vốn sản suất vừa góp phần bảo vệ được nguồn lợi thủy sản” – ông Viễn cho biết.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.