| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang xét công nhận 40 sản phẩm dự thi OCOP 3, 4 sao

Thứ Hai 26/09/2022 , 18:51 (GMT+7)

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Kiên Giang tổ chức hội nghị xét công nhận 40 sản phẩm dự thi sản phẩm OCOP hạng 3, 4 sao, đợt 1 năm 2022.

Trong 2 ngày 26-27/9, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” tỉnh Kiên Giang, đợt 1 năm 2022, xét công nhận 40 sản phẩm dự thi sản phẩm OCOP hạng 3, 4 sao.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm 'Mỗi xã một sản phẩm – OCOP' tỉnh Kiên Giang, đợt 1 năm 2022, xét công nhận 40 sản phẩm dự thi sản phẩm OCOP hạng 3, 4 sao. Ảnh: Trung Chánh.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” tỉnh Kiên Giang, đợt 1 năm 2022, xét công nhận 40 sản phẩm dự thi sản phẩm OCOP hạng 3, 4 sao. Ảnh: Trung Chánh.

Đợt này, Hội đồng đánh giá nhận được 45 hồ sơ đăng ký dự thi sản phẩm OCOP của 9 huyện, thành phố trong tỉnh tham dự. Sau khi thẩm định, đánh giá hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của các chủ thể, kết quả có 40/45 sản phẩm đạt yêu cầu và có đầy đủ hồ sơ bắt buộc, hồ sơ minh chứng về sản phẩm. Trong 40 sản phẩm tham dự, có 8 sản phẩm xếp hạng OCOP 4 sao và 32 sản phẩm xếp hạng OCOP 3 sao. 

Ông Trần Công Danh (bìa trái), Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Kiên Giang cùng các thành viên hội đồng, đánh giá các sản phẩm dự thi OCOP Kiên Giang đợt 1 năm 2022. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Trần Công Danh (bìa trái), Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Kiên Giang cùng các thành viên hội đồng, đánh giá các sản phẩm dự thi OCOP Kiên Giang đợt 1 năm 2022. Ảnh: Trung Chánh.

Trong đó, huyện An Biên có 13 sản phẩm của 10 chủ thể tham dự, chủ yếu là các loại hải sản tươi sống như cá chẽm, cá bống mú, tôm càng xanh, vẹm xanh, sò huyết bãi bồi, tô khô, cá mắm, gạo sạch… TP Phú Quốc có 7 sản phẩm của 2 chủ thể, gồm nước mắm và các sản phẩm chế biên từ hồ tiêu… Còn lại thuộc các huyện Tân Hiệp, Giang Thành, Kiên Lương, U Minh Thượng, Gò Quao, An Minh và TP Rạch Giá.

Ông Trần Công Danh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Kiên Giang cho biết, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã tập trung nguồn lực từ ngân sách, cùng với lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất có bước phát triển khá  hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh có 101/116 xã và 5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Theo kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025, trong năm 2022 tỉnh Kiên Giang công nhận từ 50 sản phẩm trở lên và phấn đấu đến năm 2025 công nhận ít nhất 190 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt hạng 3 sao trở lên. Ảnh: Trung Chánh.

Theo kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025, trong năm 2022 tỉnh Kiên Giang công nhận từ 50 sản phẩm trở lên và phấn đấu đến năm 2025 công nhận ít nhất 190 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt hạng 3 sao trở lên. Ảnh: Trung Chánh.

Về chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” và phát triển làng nghề, nghề truyền thống, đến nay tỉnh Kiên Giang đã công nhận được 108 sản phẩm OCOP và có 45 nghề truyền thống, 3 làng nghề, 4 làng nghề truyền thống được công nhận. Theo kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025, trong năm 2022 tỉnh Kiên Giang công nhận từ 50 sản phẩm trở lên và phấn đấu đến năm 2025 công nhận ít nhất 190 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt hạng 3 sao trở lên. Trong đó, có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.