| Hotline: 0983.970.780

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu

Kiến tạo không gian kinh tế mở như một thực thể hoàn chỉnh

Thứ Tư 29/12/2021 , 10:27 (GMT+7)

Việc liên kết vùng đã mang lại nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã dành cho Báo NNVN cuộc phỏng vấn xoay quanh nội dung này.

Thưa ông qua đại dịch Covid nếu nhìn xa hơn, ở góc độ mới hơn, chúng ta sẽ thấy nhiều vấn đề nội tại của ngành nông nghiệp ĐBSCL. Qua đây chúng ta có thể nghĩ đến việc “kiến tạo không gian phát triển kinh tế” thay vì trước giờ chỉ hay nói tới liên kết vùng ĐBSCL theo mảnh ghép 13 tỉnh thành lại gần nhau và cứ lúng túng đi tìm nhạc trưởng. Ý kiến của ông về không gian phát triển kinh tế và liên kết vùng?

Kiến tạo không gian phát triển kinh tế và liên kết vùng là chuyển từ theo đuổi, phát triển theo từng địa giới hành chính sang hướng liên kết liên địa phương, liên vùng. Kiến tạo không gian kinh tế mở, như một thực thể hoàn chỉnh. Từ không gian kinh tế đó, tạo được động lực, môi trường phát triển hài hòa, liên kết chặt chẽ của “tam giác phát triển” nhà nước - thị trường - xã hội. Đối với tỉnh Bạc Liêu, việc liên kết vùng đã mang lại nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.

Đối với nông nghiệp, thời gian qua việc liên kết giữa các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau đã thực hiện tốt việc điều tiết nước mặn, nước ngọt để cung cấp đủ nước ngọt cho trồng lúa, đáp ứng đủ nước mặn cho nuôi tôm. Chia sẻ nguồn nước trong thời điểm hán hán, xâm nhập mặn, đảm bảo đủ nước ngọt cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân của các tỉnh. Liên kết vùng với nhau cũng có vai trò rất lớn, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 này, chúng ta thấy nếu không gắn kết thì bà con nông dân rất khó khăn trong vấn đề sản xuất, thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ nông sản.

Phải gắn kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, không chỉ dừng lại ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, mà còn lan tỏa xa hơn đến cả Đông Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh... thì mới có kết quả tốt được. Bằng sự liên kết ấy đã giúp Bạc Liêu tiêu thụ kịp thời, giảm thiệt hại cho nông dân hàng trăm ngàn tấn lúa, thủy sản, hàng ngàn tấn rau quả.

Một số tỉnh, thành vùng ĐBSCL cũng đã xây dựng Chương trình liên kết phối hợp các tỉnh, thành phố khu vực Nam sông Hậu, ôn định chuỗi cung ứng giữa các tỉnh, thành phố, nhất là các loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, tạo thuận lợi cho việc di chuyển an toàn, trật tự của người lao động. Thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương về giao thông, đầu tư, thương mại, du lịch, nông nghiệp đồng thời bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh covid-19 để phát triển kinh tế - xã hội giữa các địa phương.

Kiến tạo không gian kinh tế mở, như một thực thể hoàn chỉnh. Ảnh: Trọng Linh.

Kiến tạo không gian kinh tế mở, như một thực thể hoàn chỉnh. Ảnh: Trọng Linh.

Thưa ông, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã nói nếu chúng ta chỉ thống kê trong từng tỉnh một, tỉnh tôi có mấy trăm ngàn hecta lúa, mấy chục nghìn hecta thủy sản, bao nhiêu hecta trồng cây ăn trái thì bản chất nó không phải là kinh tế. Bởi khi nào con cá đang nằm dưới ao, trái còn treo trên cành cây thì nó mới chỉ là sản lượng. Chỉ khi nào con cá, hạt lúa, trái cây đến được với thị trường, đó mới là giá trị gia tăng. Muốn đến được thị trường thì phải thông qua hệ thống thương lái, doanh nghiệp, qua các xưởng, nhà máy sơ chế, tinh chế, chế biến. Như vậy nó mới là một không gian kinh tế, chứ không phải là mảnh ghép thuần tuý. Ông suy nghĩ về điều này như thế nào?

Tôi đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan. Để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững thì sản xuất phải gắn liền với thị trường; nền nông nghiệp của chúng ta xưa nay thiên về sản xuất, năng suất, sản lượng, quan tâm nhiều đến kế hoạch đầu vào, chứ chưa chú trọng kết nối đầu ra, tìm kiếm thị trường, thì vẫn còn phải giải cứu. Bây giờ, cần cung ứng cái thị trường cần, sản lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, tiêu chuẩn… Cần bắt đầu từ đầu ra để quyết định đầu vào, do đó chúng ta cần chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Một nền nông nghiệp không cùng nhau hành động tập thể sẽ khó phát triển, phải cùng nhau định nghĩa, định vị lại, phải quan tâm tới “hợp tác và liên kết thành một không gian kinh tế, chứ không phải là mảnh ghép thuần tuý”. Để tăng cường mối liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tỉnh đã tạo điều kiện cũng như mời gọi các doanh nghiệp có đủ nguồn lực, có uy tín tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân theo chuỗi giá trị; quy hoạch vùng sản xuất lúa, rau an toàn, sản xuất theo hướng hữu cơ, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục xây dựng cánh đồng lớn.

Xây dựng cơ cấu mùa vụ hợp lý, chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi theo hướng chất lượng cao, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng mối liên kết bao tiêu bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân, chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao, tôm sạch mang thương hiệu Bạc Liêu đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, duy trì và không ngừng mở rộng diện tích sản xuất được liên kết bao tiêu thông qua mời gọi cong ty, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Hiện nay dư địa phát triển của các chuỗi giá trị nông sản còn rất lớn. Hãy bắt đầu từ không gian nhỏ là khôi phục hoạt động từng nhà máy, rồi đến không gian lớn hơn là khôi phục chuỗi ngành hàng và một không gian lớn hơn nữa là phát triển toàn vùng. Thực tế ở địa phương, theo ông lãnh đạo tỉnh, thành phố có thể sớm cùng nhau ngồi lại với doanh nghiệp đối thoại để kiến tạo không gian phát triển không? Có trở ngại gì không?

Trong thời gian qua, do tình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, tình hình sản xuất nông sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất, lưu thông và trong chuỗi cung ứng ngành hàng.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh covid-19 nhằm hỗ trợ sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản tại các địa phương và xây dựng các chuỗi liên kết cung ứng thực phẩm an toàn, phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, việc liên kết trong chuỗi cung ứng vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu tập trung, chưa đồng bộ giữa các khâu trong hoạt động sản xuất, cung ứng cho thị trường.

Tỉnh đã có kế hoạch tổ chức hội nghị gặp gỡ và đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hàng năm, giai đoạn 2021 - 2025 (Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 30/9/2021 của UBND tỉnh) nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cũng tháo gỡ như khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công trình, dự án của các nhà đầu tư… góp phần vảo sự phát triển kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư.

Trong thời gian tới, phát triển bền vững chuỗi giá trị, chuỗi ngành hàng nông sản tại địa phương thì việc ngồi lại trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa Nhà nước và Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, then chốt, rất cần thiết, nhằm tháo gỡ tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời về cơ chế, chính sách, về ưu đãi sử dụng đất, ưu đải về thuế. Hỗ trợ tín dụng, đào tạo lao động, phát triển thị trường, đầu tư hạ tầng… cho các doanh nghiệp, nhà máy, hợp tác xã vừa và nhỏ, thậm chí là siêu nhỏ, nhằm từng bước phát triển không gian lớn hơn là khôi phục chuỗi ngành hàng và một không gian lớn hơn nữa là phát triển toàn vùng.

Xin cảm ơn ông!

Để các doanh nghiệp, nhà máy, hợp tác xã đầu tư vào các chuỗi nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ thì điều quan trọng là: Người dân phải liên kết với nhau; doanh nghiệp liên kết với người dân. Doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp; người dân, doanh nghiệp, nhà máy, hợp tác xã… liên kết với nhau theo từng chuỗi ngành hàng và liên kết vùng để bảo đảm sản xuất lượng hàng hóa đủ lớn, đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.