| Hotline: 0983.970.780

Kiện toàn tổ chức Hiệp hội Phân bón Việt Nam trong năm 2020

Thứ Sáu 16/10/2020 , 16:26 (GMT+7)

Ngày 16/10, Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) tổ chức Hội nghị Ban chấp hành mở rộng bàn một số nội dung quan trọng trong năm 2020.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Phùng Hà báo cáo các hoạt động của FVA trong thời gian qua và những nhiệm vụ trong tâm thời gian tới. Ảnh: Nguyên Huân.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Phùng Hà báo cáo các hoạt động của FVA trong thời gian qua và những nhiệm vụ trong tâm thời gian tới. Ảnh: Nguyên Huân.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Phùng Hà cho biết, trong năm 2020, ngành phân bón gặp rất nhiều khó khăn do biến đối khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu, qua đó tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành phân bón nói riêng.

Nếu như giai đoạn 2001 - 2015, tốc độ tăng trưởng của ngành phân bón đạt 2,5 - 3,9%/năm, nay giảm còn gần 2%/năm. Một số sản phẩm phân bón urê, lân, NPK (chiếm xấp xỉ 70% tổng nhu cầu) đã bắt đầu dư cung. Sản xuất phân DAP trong nước đáp ứng được khoảng 30% tổng nhu cầu, phần còn lại vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.

Hiện nhu cầu tiêu thụ phân bón hàng năm tại Việt Nam là khoảng 11 triệu tấn, trong đó khoảng 90% là phân bón vô cơ, còn lại là hữu cơ và vi sinh. Phân NPK hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất với 35%, tiếp đến là urê 22%, DAP 10% và phân lân đơn 10%.

Về tình hình xuất, nhập khẩu phân bón, phân bón Việt Nam hiện được xuất khẩu trên 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Campuchia là thị trường chủ lực, chiếm gần 50% tổng lượng xuất khẩu hàng năm, thứ hai là Malaysia, Lào, Hàn Quốc, Mozambique, Myanmar, Thái Lan, Nhật Bản…

Về nhập khẩu, số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, sản phẩm phân bón SA nhập về nhiều nhất, chiếm hơn 30% thị phần, tiếp đến là kali chiếm gần 30%, các sản phẩm DAP, urê, NPK mỗi loại chiếm khoảng 10% thị phần. Trong đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất vào Việt Nam khi chiếm tới 40% tổng sản lượng phân bón nhập khẩu hàng năm.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phát biểu tại Hội nghị mở rộng Hiệp hội Phân bón Việt Nam. Ảnh: Nguyên Huân.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) phát biểu tại Hội nghị mở rộng Hiệp hội Phân bón Việt Nam. Ảnh: Nguyên Huân.

Sau khi báo cáo tình hình sản xuất phân bón chung trong nước và quốc tế, các hoạt động của Hiệp hội Phân bón Việt Nam từ 2019 đến nay, các thành viên Hiệp hội Phân bón Việt Nam tập trung vào thảo luận một số nhiệm vụ, công việc quan trọng của Hiệp hội trong giai đoạn tới.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hiệp hội là kiện toàn cơ cấu, bộ máy tổ chức lãnh đạo, Ban Chấp hành, kết nạp thành viên mới để bầu Ban Thường vụ, Ban Thường trực và Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhiệm kỳ tới.

Đa phần các thành viên Hiệp hội Phân bón Việt Nam đều thống nhất phải hoàn thiện nhân sự và vị trí Chủ tịch Hiệp hội Phân bón trong năm 2020 theo đúng quy trình và điều lệ của Hiệp hội.

Một nhiệm vụ quan trọng khác cũng nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của các thành viên trong Hiệp hội Phân bón Việt Nam đó là tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội sớm sửa Luật Thuế số 71 về phân bón theo hướng đưa phân bón trở thành mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng  trong năm 2020.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng thống nhất việc tăng cường hơn nữa việc hợp tác, giao lưu, trao đổi thông tin với Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA), tái cơ cấu, nâng cấp lại Tạp chí Quê Hương và website của Hiệp hội.

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.